khách đã dầy cộm một tệp chỉ.
Những bàn tay giơ ra. Những sợi chỉ tình nghĩa buộc lại. Những
bàn tay bên cạnh nâng những bàn tay lên, biểu hiện đoàn kết và
kính mến. Ríu rít, thì thầm những lời chúc, lời mong ước. Sam bay
hạnh phúc. Sa ma khi đoàn kết, Lào - Việt sa ma khi chông cha lơn,
Lào - Việt đoàn kết muôn năm.
Tình cảm Việt - Lào sâu ắc ấy ở một làng Nà Nhàng, cũng như
chúng tôi đã được sống trong niềm vui những làng khác bên đường,
theo chân mãi, lưu luyến mãi.
Ở Lào, đám cưới thường được tổ chức vào tháng chẵn và vào
nửa đầu tháng. Không ai cưới nhau khi trăng khuyết. Tình đoàn kết
Việt - Lào đầy hy vọng như trăng non rồi trăng tròn của tục lệ đáng
yêu ấy.
Trở lại Viêng Chăn buổi chiều. Viêng Chăn vẫn rộn rã tiếng hát
và tiếng trống của những đoàn người, đoàn xe đi hộ đê. Trên máy
bay từ Luông Pha-bang về, nhìn bên kia sông tỉnh Nọng Khai, Thái
Lan trắng xóa nước trước mắt. Phố xá, nhà cửa huyện lỵ Xi Xiêng
Mai nổi lên như một hòn đảo. Nước Mê Kông đã ùa vào cả miền
Đông Bắc Thái Lan, mà nước vẫn còn lên. Những chiếc thuyền đậu
bờ sông, mui cao bồng bềnh hơn mặt đường, như những chiếc
thuyền cắt giấy trong phim hoạt họa dán lên mặt nước.
Chúng tôi vào nhìn nước lên trong một phố hẻm đầu ô trổ ra
sông. Nhưng trên bờ dưới bến, vẫn mọi cảnh hàng ngày thấy. Trên
cái sa la hóng mát của phố có đám cột chìa ra sông đã ngập nước gần
sát mặt sàn. Người ra nhìn nước lên, đứng lô nhô. Một cây me cổ
thụ, nước ngập quanh gốc. Các làng ngoại ô đưa rau quả vào bán
trong thành phố. Những chiếc thuyền chở những buồng chuối ngự.
Có thuyền đầy một khoang bưởi. Một thuyền dưa hồng neo vào sát
mép đê. Người lội ra víu thuyền vào, đổ hoa quả la liệt trên khắp sân