“Các đồng chí hỏi những kỉ niệm chiến đấu sâu sắc nhất của
đơn vị? Trước nhất, chúng tôi phải kể đến chiến dịch Phu Cút 1964.
Đối với cả tiểu đoàn, đối với mỗi chiến sĩ, chiến dịch Phu Cút, một
thử thách to lớn, cả chiến dịch là một tấm gương chiến đấu vô cùng
dũng cảm. Bảy ngày đêm liền, chúng tôi và địch giằng giựt nhau
từng sườn núi. Cuối cùng, đến khi chúng tôi chiếm được núi, thì từ
trên đỉnh núi trở xuống đã bị bom lở tan hoang và cả rừng cây bao
quanh bị cháy rụi hết. Địch tỏa ra, phản công liên tiếp. Chúng tôi bị
lộ giữa một vùng trơ trụi, tình thế vô cùng bi đát. Nhưng tinh thần
hy sinh cực kỳ dũng cảm của trung đội trưởng Khăm Sinh đã thúc
đẩy chúng tôi. Đồng chí Khăm Sinh lúc ấy đã bị thương gãy bả vai.
Nhưng Khăm Sinh nhất định vẫn đứng chỉ huy quân đội. Khăm
Sinh hô trung đội tiến lên, trong khi ấy anh xông thẳng vào họng đại
liên địch. Địch hoàn toàn tan rã, rút chạy thẳng.
“Năm 1961, chúng tôi đánh chiếm Sa-la Phu-khum rồi chuyển
quân đi nơi khác.
“Mười năm sau, năm 1971, chúng tôi trở lại chiếm Sa-la Phu-
khum lần nữa. Lần ấy, đóng hẳn lại. Rồi từ Sa-la Phu-khum chúng
tôi tấn công sang chiếm Ca Xỉ, Văng Viêng, mở rộng địa bàn, hướng
mũi tiến vào Viêng Chăn - tỏ rõ sức mạnh hơn hẳn đối với đối
phương.
“Trong khi ấy, một cuộc hiệp thương chính trị mới lại bắt đầu.
“Khí thế quân đội cách mạng bấy giờ rất bồng bột. Đi đến đâu
cũng được nhân dân hết sức giúp đỡ. Nghe tin bộ đội đã về, ai cũng
tin tưởng chiến thắng tới nơi. Các làng xóm mấy năm nay chạy tản
cư vào rừng sâu, bây giờ trở về làng cũ, đón quân đội.
“Nhưng không phải chỉ có dễ dàng chờ đợi chiến thắng đâu.
Nhân dân đã biết rõ ràng như thế, vì trong khi đó, địch vẫn phản
công mạnh mẽ. Nhiều trận đánh quyết liệt xảy ra. Nhưng ai nấy đều