đã xảy ra, hỏi ra mới thấy thi thể Mata Shichirou thì hoảng hồn. Trận đấu
chỉ diễn ra trong chốc lát, Musashi chém chết mấy kẻ đứng trước mở đường
máu rồi chạy vào trong núi. Thật là một trận đánh suông sẻ, ngoạn mục.
Đấy là vào năm hai mươi mốt tuổi. Trận đấu công khai duy nhất vào
nửa đầu cuộc đời Musashi là với Sasaki Kojirou trên đảo Funashima ở
Kokura vùng Buzen, lúc bấy giờ được hai mươi chín tuổi.
Sau này, trong trận chiến ở Osaka, Musashi theo bảng chiêu mộ
kiếm khách giang hồ của thành Osaka mà nhập thành. Có lẽ Musashi vẫn
chưa dứt được giấc mơ một nước một thành ngày nào. Binh pháp võ nghệ
chẳng qua chỉ là một cái “nghệ” mà thôi. Theo như từ ngữ đương thời thì
những hạng kiếm sĩ như vậy chỉ là “nghệ giả” (Geisha), “nghệ thuật giả”
(Geijutsu sha), “nghệ nhân” hay những người sử “nghệ”
. Nhưng
Musashi ôm mộng làm tướng, không cam chịu chỉ là “nghệ thuật giả”.
Nhưng trên văn bia “Niten koji bumi” có viết:
- Khi Toyotomi Hideyori gây binh biến ở Osaka thì Musashi lập
không biết bao danh công chiến tích, không sao kể xiết.
Nhưng theo tư liệu của cả hai đạo quân Đông, Tây thì chẳng thấy
tên tuổi Musashi đâu. Danh công chiến tích chỉ là xuất phát từ hiếu tâm của
dưỡng tử Iori mà thôi.
Nhưng lúc ấy có hơn sáu vạn võ sĩ giang hồ nhập thành Osaka, chắc
Musashi cũng lẫn trong số đó.
Đương thời, khi có một võ sĩ giang hồ tên tuổi nhập thành như
Mouri Katsunaga, Akashi Takenori, Gotou Matabei, Pandan Uemon hay
Mishuku Kanbei thì khắp trong ngoài thành đều tuyên truyền đưa tin. Khi
Musashi nhập thành thì chẳng ai hay. Trận đấu công khai với Sasaki
Kojirou ở đảo Funashima thuộc Buzen Kokura do nhà Hosokawa giám sát
chẳng phải là công lao nơi chiến trường mà chỉ là một cách nâng cao tên
tuổi của một “nghệ thuật giả” mà thôi. Vì vậy mà Musashi vẫn bị xem
thường. Sự bất hạnh này theo Musashi cho đến những năm cuối đời.
Ngày thành Osaka bị hạ, một lần nữa Musashi thuộc về phe bại trận
phải lẩn trốn chui nhủi, sau cùng bọn võ sĩ giang hồ khác tẩu tán khắp nơi.
Mấy năm vẫn không có tin tức gì.