không hề thiên vị mà luôn tỏ thái độ công bằng với các phái kiếm trong
phiên.
Hôm đó, chúa chọn ra hai, ba người trong số hầu cận thân tín của
mình cho đấu với Musashi. Địa điểm là võ đường mà con em võ gia trong
phiên vẫn luyện tập.
Musashi mượn thanh mộc kiếm bước vào trận. Dĩ nhiên đây chẳng
phải là một trận đấu nặng tính thắng thua. Đối phương nhiều lần đánh dứ
nhưng Musashi vẫn cứ đứng yên bất động, vào thế Seigan thủ kiếm trước
mặt. Đối phương không chịu nổi nữa liền xông đến, bổ một nhát từ trên
xuống nhưng lạ thay, thanh mộc kiếm không hề chạm đến thân thể Musashi
mà Musashi cũng không hề di động. Vậy là công phu tuyệt kỹ gì, chỉ thấy
mũi kiếm luôn giữ thăng bằng trước mắt Musashi mà thôi. Lần này tên cận
vệ thét lớn rồi đánh tới nhưng thanh kiếm gỗ chỉ trượt qua trước mắt
Musashi. Khi vừa hoàn hồn thì đã thấy mộc kiếm của Musashi đã chạm nhẹ
trên đầu rồi. Thật là một tuyệt kỹ thần tốc.
Tên cận vệ tiếp theo rút kinh nghiệm từ thất bại của kẻ trước, vào
thế thủ Seigan đứng im bất động. Musashi cười gằn rồi hai tay cầm song
đao vẽ thành đường tròn, lầm lũi tiến lên lấn áp đối phương. Tên cận vệ
không đánh mà lui dần, rồi cuối cùng bị dồn vào chân tường, mặt trắng
bệch, toàn thân đẫm mồ hôi, hơi thở dồn dập, vai bắt đầu run rẩy. Musashi
thấy đã đến lúc thích hợp, lùi lại một bước chân rồi huơ mộc kiếm lên thế
thượng đoạn, ánh mắt toát ra sát khí đáng sợ:
- Eitt! !
Musashi vừa thét Kiai, đối phương đã thất thần đổ sụp xuống.
Những kẻ quan sát trận đấu như bị cuốn hút vào tuyệt kỹ diệu thuật
này. Nhưng có một người không say. Đó chính là Yoshinao. Hôm sau chúa
cho gọi Daidouji Gembanokami đến:
- Cô đã thấy tài nghệ của hắn rồi. Quả thật là khắp Nhật Bản khó có
kẻ bì kịp. Nhưng ngoài kỹ năng ra thì còn có chỗ để sử dụng thiên tính, khí
lực. Binh pháp vốn là gì, đó là nếu học cái đạo lý đó thì cho dù là kẻ phàm
phu tầm thường đi nữa thì cũng sẽ đạt đến một mức độ nào đó của nó.
Nhưng sức mạnh của Musashi quả là không nằm trong cái đạo lý thông