xuất binh sang xâm lược Triều Tiên để làm bàn đạp nhưng đều không
thành.
THỜI ĐẠI EDO
(1603 – 1867)
Bối cảnh các truyện ngắn trong cuốn sách này đều nằm trong thời
đại Edo. Tokugawa Ieyasu là một Daimyou nhỏ xứ Mikawa, sau mở rộng
thế lực, năm 1600 tiêu diệt họ Toyotomi cùng các thành phần chống đối
khác trong trận phân tranh thiên hạ ở Sekigahara. Cả ba người Oda
Nobunaga, Toyotomi Hideyoshi và Tokugawa Ieyasu đều có quan hệ chủ tớ
và quan hệ về mặt hôn nhân. Năm 1603, Ieyasu nhậm chức Tướng quân,
dời Mạc phủ về Edo
mở ra thời đại Edo kẻo dài 260 năm hòa bình. Mạc
phủ Edo vẫn tiếp tục nắm chính quyền, Thiên hoàng ở Kyoto vẫn tiếp tục là
vị trí tượng trưng của đất nước. Bộ máy chính quyền của họ Tokugawa
được hoàn thiện trong đời Tướng quân thứ ba, Iemitsu.
Cơ cấu chính quyền Tokugawa rất đơn giản nhưng hiệu quả trong
việc cai trị. Theo đó Mạc phủ Edo nắm quyền trung tâm, phân chia lãnh địa
cho các Daimyou chư hầu chung quanh. Ieyasu cho những người bà con họ
hàng của mình nắm giữ các vị trí quan trọng như Kishu, Suruga nên từ đó
hình thành nhiều họ Tokugawa ở các địa phương. Đối với các Daimyou
thần phục Tokugawa sau trận Sekigahara thì chỉ được giữ những vị trí xa
xôi và gọi là Tozama Daimyou. FuDaimyou là lớp chư hầu theo Tokugawa
trước trận Sekigahara. Theo bộ máy này thì tuy Thiên hoàng vẫn giữ quyền
lực ở kinh đô nhưng thực tế chỉ là hư danh, còn quyền lực thực sự nằm
trong tay họ Tokugawa ở Edo. Bên cạnh Tướng quân có chức Lão trung
(Rouju) giúp xử lý công việc hành chính. Chức này gồm khoảng bốn, năm
người được chọn ra từ hàng FuDaimyou thân tín, bổng lộc từ hai vạn năm
ngàn hộc trở lên. Trong những lúc cấp bách có thể đặt ra chức Đại lão
(Tairou) quyền lực còn cao hơn cả Lão trung và là chức danh cao nhất của
bộ máy này, dưới Tướng quân. Tokugawa cũng thiết lập nhiều cơ quan