Năm 1334, Thiên hoàng Godaigo bắt đầu nền chính trị lấy mình
làm trung tâm nhưng vấp phải sự phản kháng của giới võ sĩ đã quen với
nền chính trị võ gia. Sau khi đánh đổ Mạc phủ Kamakura, võ tướng
Ashikaga Takauji tập hợp võ sĩ gây phản loạn chiếm Kyoto. Takauji năm
1336 phò tá Thiên hoàng khác lên ngôi (Bắc triều) và trở thành Tướng quân
vào năm 1338, lập nên Mạc phủ ở Muromachi, kinh đô Kyoto. Người ta gọi
thời đại này là thời đại Muromachi. Thiên hoàng Godaigo bại trận, chạy
đến Yoshino lập ra triều đình mới (Nam triều).
Thời kỳ này cũng để lại hai công trình kiến trúc vô giá là Kinkakuji
(Chùa Vàng) và Ginkakuji (Chùa Bạc). Kiểu kiến trúc của Ginkakuji đã
bám rễ vào nền văn hóa Nhật, trở thành kiến trúc đại chúng tiêu biểu.
THỜI ĐẠI AZUCHI-MOMOYAMA
(1573 – 1600)
Đây là thời đại có nhiều điều để nói nhất trong lịch sử Nhật Bản.
Trong thời đại này nước Nhật bị phân thành hàng trăm tiểu quốc do các
Daimyou đứng đầu luôn thôn tính lẫn nhau khiến đất nước rơi vào cảnh
chiến hỏa kéo dài hơn trăm năm. Daimyou là các vị chúa đất cát cứ ở các
địa phương, một dạng sứ quân chư hầu. Thời đại này còn được gọi là thời
Chiến quốc, mọi giá trị về đạo đức đều không còn thông dụng. Kẻ mạnh thì
sống, kẻ yếu thì chết; kẻ có thực lực thì lật đổ người trên, đấy là những điều
thường tình trong thời loạn lạc này. Thời này cũng chứng kiến nhiều nhà
truyền giáo Tây phương đến Nhật.
Oda Nobunaga, một Daimyou nhỏ ở xứ Owari đã lần lượt tiêu diệt
các Daimyou khác trong công cuộc thống nhất thiên hạ. Nhưng không may
là năm 1582, bộ tướng Akechi Mitsuhide tạo phản nên Oda thất thế. Vị hào
kiệt kế tục Oda Nobunaga thống nhất thiên hạ là Toyotomi Hideyoshi, một
võ tướng mưu lược của Oda. Năm 1590, Hideyoshi đặt dấu chấm hết cho
thời kỳ chiến loạn này. Với ý định đánh sang Trung Hoa, hai lần Hideyoshi