KIẾM KHÁCH LIỆT TRUYỆN - Trang 259

Shugyousha đi từ vùng này đến vừng khác nhằm rèn luyện bản thân với sự
khắc khổ, cũng là để trau dồi thêm kiếm thuật, võ nghệ và nhân sinh quan,
tri thức. Trên đường đi thường xuyên đối mặt với giặc cướp cũng như
những kẻ ám sát, ganh ghét cùng những lời thách đấu. Bản chất của việc
“tu hành” là rèn luyện với mục đích tốt, nhưng nhiều người đã lạm dụng và
biến cuộc hành trình “tu hành” của mình thành ra đẫm máu với những cuộc
thách đấu suốt dọc đường. Có người đến các võ đường địa phương thách
đấu, thường thì đấu bằng kiếm gỗ và không có đổ máu. Hễ chủ nhân mà
thua thì coi như không có thực lực, danh dự của lưu phái bị bôi nhọ và võ
đường bị phá (thường thì kẻ thắng cuộc chỉ đập bảng hiệu của võ đường).
Đây cũng là cách loại trừ hạng tạp nhạp. Những võ đường trụ lại được là
những lưu phái tiếng tăm và có thực lực.
Thời đó người ta thường nói nhiều đến “Binh pháp” (Heihou,
hyonhou) và “Binh thuật” (Heijutsu). Nếu như ở Việt Nam và Trung Quốc
người ta chỉ hiểu hai từ này với nghĩa hẹp ở mặt quân sự thì tại Nhật nó còn
được hiểu rộng hơn. Đây không chỉ là tài dụng binh khiển tướng mà còn là
tài võ nghệ trong giao đấu một chọi một hay số đông Vì thế đôi khi các võ
sĩ còn được gọi là “binh pháp giả” (Heihou sha), “binh pháp gia” (Heihou
ka) hay “binh thuật giả”.
Nếu người Tây phương vẫn coi trọng sức mạnh của đầu óc hơn cơ
bắp với câu nói “The pen is mightier than the sword”

[4]

thì tại Nhật, người

ta vẫn coi đỉnh cao nhất là sự hòa hợp giữa thể xác và tinh thần với câu
“Văn võ nhất chí” (Bunbu Itchi) hay “Kiếm thiền nhất như” (Ken Zen
Ichinyo), tức Kiếm và Thiền hợp nhất làm một trong cảnh giới tối cao,
trạng thái gọi là “giác ngộ” (Satori) của con người. Dĩ nhiên kiếm và thiền
có những mối liên hệ mật thiết với nhau, điều này lý giải tại sao các võ sĩ
Nhật Bản ngày xưa lại có nhiều quan hệ với giới Thiền sư, dù có vẻ như
đây là hai lớp người trái ngược nhau. Về vấn đề này đã có nhiều sách Thiền
của Suzuki Taisetsu và nhiều người khác viết rất rõ ràng nên ở đây không
nhắc lại. Sự “giác ngộ” của người kiếm sĩ còn được thể hiện qua câu nói
hết sức “Phật giáo”: “Bản lai vô nhất vật”

[5]

(Honrai mu ichimotsu). Phá

bỏ cái nhị nguyên, quay về với cội nguồn là mục tiêu của Phật giáo, đồng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.