bộ “Ryouma ga Yuku” kể về nhân sinh quan của chí sĩ Sakamoto Ryouma
thời Bakumatsu,…..
Khác với tiểu thuyết võ hiệp Trung Hoa, tiểu thuyết thời đại Nhật
Bản thường lấy sự kiện, nhân vật có thực trong lịch sử và thông qua đó thể
hiện cách nhìn nhận của tác giả đối với một vấn đề nào đó. Chính vì là
nhân vật và sự kiện lịch sử nên kết quả không thể thay đổi nhưng cách nhìn
nhận của tác giả về sự kiện, nhân vật lịch sử đó thường rất phóng khoáng
và đa chiều, không bị phiến diện. Một nhân vật bị xem là phản loạn thì lại
được tác giả nhìn nhận ở góc độ khác, lý giải vì sao lại dẫn đến những hành
động phản loạn và ở một góc độ nào đó thì lại là nhân vật anh hùng trong
tiểu thuyết. Đó là một điểm thú vị của tiểu thuyết thời đại.
Tiểu thuyết thời đại còn được gọi là tiểu thuyết Chambara, bắt
nguồn từ “chanchan barabara” trong tiếng Nhật mô phỏng âm thanh khi
giao đấu kiếm. Tiểu thuyết thời đại trở thành mảnh đất màu mỡ cho điện
ảnh khai thác (phim truyện dựng từ loại tiểu thuyết này gọi là Jidaigeki).
Rất nhiều Jidaigeki đoạt giải thưởng lớn tại các liên hoan phim quốc tế, mà
điển hình là “Shichinin no Samurai” (bảy võ sĩ Samurai), Kakushiken
Oninotsume, Tasogare no Seibei, Bushi no Ichibun,….
“Kiếm khách liệt truyện” là tập sách gồm tám truyện ngắn (đoản
thiên) của một số tác gia tiểu thuyết thời đại tiêu biểu như Ikenami Shou
Tarou, Shibaryou Tarou và Ryu Keichirou. Trước phần truyện của mỗi tác
giả, người dịch xin được tóm tắt một số nét chính về tác giả đó.
Biên dịch là một công tác không hề đơn giản, hơn nữa thể loại tiểu
thuyết thời đại này lại có quan hệ mật thiết với lịch sử Nhật Bản nên công
tác truyền đạt đến bạn đọc Việt Nam lại càng khó khăn hơn. Cái khó là để
có thể hoàn toàn cảm thụ và lý giải một tác phẩm “văn chương kiếm hiệp”
Nhật Bản là phải có một nền tảng kiến thức cơ bản về văn hóa, lịch sử của
đất nước này. Không hiểu về văn hóa có thể khiến người đọc không lý giải
được vì sao nhân vật lại hành động như vầy, không hiểu về lịch sử có thể