Tại sao chúng ta có thể làm chủ thời gian của mình trong thời kỳ khủng
hoảng, nhưng lại không thể làm chủ được thời gian trong những ngày bình
thường? Chính bởi sự kết hợp của bộ ba “siêu bẫy” bao quát toàn diện, từ
đó hình thành nên những chiếc bẫy thời gian. Đó là:
Những xao lãng tầm thường
Những kỳ vọng quá mức
Những vấn đề quan trọng khẩn cấp
Sự xao lãng làm rò rỉ quỹ thời gian của chúng ta như thế nào?
Hãy suy nghĩ về hoàn cảnh sống hoặc công việc hiện tại của bạn, đặc biệt
khi nó gây ra những ảnh hưởng nhất định tới thời gian của bạn. Nếu bạn
giống như hầu hết những người khác, thì ắt hẳn nhà cửa, ô tô, và văn phòng
của bạn phải tràn ngập các thiết bị hiện đại và nguồn dữ liệu. Bạn có thể cập
nhật tình hình thế giới mỗi tích tắc, phản ứng kịp thời với bất cứ thách thức
hay cơ hội nào xuất hiện. Nhưng liệu bạn có nên làm điều đó hay không?
Sự kết nối quan trọng như thế nào?
Vậy làm thế nào tổ tiên chúng ta, vốn không có những công cụ tốc độ cao
và kết nối mạng 24/24, lại vẫn có thể nghiên cứu, phát minh, và đạt được
nhiều thành tựu đến vậy – từ những bức hình khắc trong các hang đá cho tới
các nhà thờ, từ việc xây dựng cả một đế chế cho tới nguồn điện lưới, từ
đường ray xe lửa cho tới phóng xạ, từ việc dùng chảo đãi vàng cho tới việc
dùng khoan khoan lấy lõi – tất cả đều hoàn toàn thô sơ, đều thuộc thời kỳ
‘trước thời laptop’? Họ được ban phát nhiều sự thông minh tài trí hơn
chúng ta? Hay họ khỏe mạnh hơn, khéo léo hơn? Hay họ không mắc phải
chiếc bẫy lớn đầu tiên – Những Xao lãng tầm thường?
Đa nhiệm giúp tiết kiệm hay lãng phí thời gian?