Hãy xem xét cuộc sống hiện tại của bạn. Ở bất cứ nơi đâu, con người cũng
đều cố gắng thuyết phục số đông rằng đa nhiệm là một nhiệm vụ cần thiết.
Hãy nhìn những người đang lái xe tới công sở ở làn đường kế bên. Nếu họ
cũng đang thực hiện đa nhiệm để tiết kiệm thời gian, họ sẽ phải sử dụng
thiết bị định vị GPS và các chương trình giao thông trên đài để tìm ra một
hướng đi thông thoáng. Họ cũng có thể sẽ phải cố gắng tiết kiệm thêm thời
gian bằng cách đọc tin nhắn hay trả lời điện thoại trong khi đang nhâm nhi
ly cà phê và lao xuống dốc với vận tốc 112 km/h. Liệu khoảng thời gian họ
tiết kiệm được bằng việc thực hiện đa nhiệm có xứng đáng không? Hay nó
sẽ tan thành khói bụi khi một người lái xe khác, cũng đang bận rộn đa
nhiệm tương tự, đột nhiên hỏi chuyện?
Ngày càng có nhiều nhà nghiên cứu tranh luận về quan niệm rằng đa nhiệm
sẽ tiết kiệm thời gian. Thực chất, trí não con người không thể xử lý hai
dòng suy nghĩ đối ngược nhau tại cùng một thời điểm mà không làm giảm
chất lượng của cả hai. Thay vào đó, chúng ta hoàn toàn có thể làm tốt hơn
nếu giải quyết từng nhiệm vụ một và theo trình tự. Chúng ta có thể nâng cao
hiệu quả bằng cách sử dụng công cụ nhắc nhở, ghi nhớ kèm hình ảnh để
theo kịp lịch trình. Và trên thực tế, chúng ta có thể đẩy nhanh quá trình từ
nhiệm vụ này sang nhiệm vụ khác. Nhưng đến lúc đó, bạn chắc chắn đã rất
mất tập trung rồi.
TIẾNG NÓI THỰC SỰ
Đây là những gì Ken Mayo − điều phối viên mạng kiêm nhiếp ảnh gia của
Hiệp hội Y tế Công giáo Mỹ − nói về đa nhiệm:
Cho đến giờ, tôi tin chắc rằng đa nhiệm là phản tác dụng. Mục tiêu là cố
gắng để đạt được kết quả tốt, nhưng tôi lại thấy chất lượng công việc bị ảnh
hưởng rõ rệt. Bây giờ, tại một thời điểm tôi chỉ cố gắng làm một việc. Nếu
không thể hoàn tất, tôi cố gắng chia nhiệm vụ hay dự án đó thành nhiều giai