KIỂM SOÁT THỜI GIAN - CHU TOÀN MỌI VIỆC - Trang 10

đoạn. Sau đó, khi trở lại với nhiệm vụ hay dự án đó, tôi sẽ thấy việc nhớ
được phải bắt đầu lại từ đâu dễ dàng hơn.

Duy trì sự tập trung

Có thể bạn nhận ra rằng mình mắc nhiều lỗi nhất vào những thời điểm cuối
cùng của một công việc, khi trí óc bạn đã xao lãng trước khi những ngón
tay của bạn kịp hoàn thành đánh máy, hoặc khi tay búa của bạn nện vào
chiếc đinh cuối cùng. Nếu có thể duy trì sự tập trung từ đầu đến cuối, giải
quyết công việc nhanh gọn, rồi sau đó chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo, thì
có lẽ chúng ta đã đạt được những thành công nhất định nào đó. Nếu liệt kê
những nhiệm vụ tiếp theo ra giấy, lưu sẵn trên màn hình, giữ chúng trong
tầm mắt, chúng ta có thể đẩy nhanh tiến độ. Nhưng cùng lúc, chúng ta cũng
nên dành cho mỗi công việc sự tập trung toàn vẹn, chứ không phải là sự tập
trung bị-phân-tán, để tiết kiệm thời gian tối ưu nhất.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ SỬ DỤNG KHOẢNG THỜI GIAN BẠN TIẾT
KIỆM ĐƯỢC?

Tại các buổi hội thảo về Quản lý thời gian, chúng tôi thường hỏi những
người tham gia – với vẻ mệt mỏi kiệt quệ hiện rõ trên khuôn mặt – rằng nếu
được tặng thêm một giờ mỗi ngày, họ sẽ sử dụng món quà kỳ diệu này như
thế nào. Đa số họ đều đồng thanh “Ngủ!”

Câu trả lời này có làm bạn ngạc nhiên không? Hay khiến bạn thất vọng?
Hay bạn cũng có câu trả lời tương tự?

Theo nhiều nghiên cứu về việc ngủ của các nhà khoa học, một người Mỹ
trưởng thành ngày nay chỉ dành khoảng 6 tiếng 40 phút cho giấc ngủ mỗi
đêm – không đúng với con số 8 tiếng mà các thế hệ trước đây được khuyến
cáo. (Ngay cả các quảng cáo đệm cũng thường khuyên chúng ta nên tối đa

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.