Để hiểu được điều đó, tôi đã để một cá thể kiến đỏ hung (formica
rufa), có kích thước trung bình và vô tính, đối mặt với vấn đề như sau:
Ở đáy một cái lỗ, tôi đặt một mẩu mật cứng. Nhưng cái lỗ bị chặn bởi
một cành cây nhỏ, không nặng lắm nhưng rất dài và được nhét kỹ.
Thông thường con kiến mở rộng cái lỗ để qua, nhưng, ở đây, vật liệu
bằng nhựa cứng, nó không thể khoan được.
Ngày đầu tiên: con kiến kéo, nhưng không liên tục, cái cành cây, nó
nhấc lên một chút, sau đó thả cành cây ra, rồi lại nâng nó lên.
Ngày thứ hai: con kiến vẫn làm như thế. Nó cũng thử cưa đứt cành
cây, ở phía cuối. Không kết quả.
Ngày thứ ba: y chang. Có vẻ như con côn trùng lạc lối trong một cách
lập luận sai và nó kiên trì vì nó không có khả năng nghĩ ra được một
cách khác. Đó có lẽ là một bằng chứng về sự không-thông minh của
nó.
Ngày thứ tư: y chang.
Ngày thứ năm: y chang.
Ngày thứ sáu: sáng nay tỉnh dậy, tôi thấy cành cây được kéo ra khỏi lỗ.
Chắc việc phải xảy ra vào ban đêm.
Edmond Wells,
Bách khoa toàn thư kiến thức tương đối và tuyệt đối.
Các hành lang tiếp theo bị nghẽn một nửa. Ở trên, đất lạnh và khô, bị các rễ
cây trắng cản lại, tạo thành búi. Những cục đất thỉnh thoảng lăn xuống.
Người ta gọi đó là “mưa đá bên trong”. Cách duy nhất được biết đến để
tránh khỏi nó là tăng gấp đôi cảnh giác và nhảy nghiêng khi thấy có một
chút mùi đất lở.
Ba con kiến tiến lên, bụng sát mặt đất, râu áp ra phía sau, chân xoạc rộng.
103 683 có vẻ biết chính xác nó dẫn mọi người đến đâu. Đất lại trở nên ẩm
ướt. Một làn hơi lợm giọng bay gần đó. Mùi sự sống. Mùi động vật.
Con đực 327 dừng lại. Nó không hoàn toàn chắc chắn, nhưng nó có cảm
giác một cái vách đang rung lên một cách lén lút. Nó lại gần vùng khả nghi,
bức tường rung một lần nữa. Tưởng chừng như một cái miệng lờ mờ hiện ra