- Ông quen bác ấy ở châu Phi, đúng không ạ?
- Đúng, ông giáo sư trả lời. Edmond có một nỗi đau. Tôi nhớ là vợ ông ấy
đã qua đời. Ông ấy lao mình vào nghiên cứu các loài côn trùng.
- Tại sao lại là côn trùng?
- Tại sao lại không? Các loài côn trùng có sự quyến rũ từ xa xưa. Tổ tiên lâu
đời nhất của chúng ta đã từng sợ muỗi làm cho họ sốt, rận làm cho họ ngứa,
nhện cắn họ, bọ đầu dài ăn lương thực dự trữ của họ. Điều đó có để lại dấu
vết hẳn hoi.
Jonathan đang ở trong phòng nghiên cứu số 326 của Trung tâm Nghiên cứu
Côn trùng học ở Fontainebleau thuộc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học
Quốc gia, cùng với giáo sư Daniel Rosenfeld, đẹp lão, tóc buộc đuôi ngựa,
tươi cười và nói liến thoắng.
- Loài côn trùng đánh lạc hướng đấy, nó nhỏ hơn và yếu hơn chúng ta, thế
nhưng nó coi khinh chúng ta và thậm chí đe dọa chúng ta. Hơn nữa, khi
chúng ta suy nghĩ kỹ điều này, tất cả chúng ta đều kết thúc trong dạ dày của
côn trùng. Vì chính những con giòi, tức những ấu trùng ruồi, đánh chén xác
của chúng ta…
- Cháu chưa bao giờ nghĩ đến điều đó.
- Côn trùng từ lâu đã được coi là hiện thân của điều ác. Ví dụ như
Belzébuth, một trong số những con quỷ hung ác, được miêu tả với cái đầu
ruồi. Đó không phải là sự ngẫu nhiên đâu.
- Loài kiến có tiếng tốt hơn loài ruồi.
- Còn tùy. Các nền văn hóa nói khác nhau về điều đó. Trong cuốn Talmud
về người Do Thái, chúng là biểu tượng của sự chính trực. Đối với Phật giáo
Tây Tạng, chúng thể hiện sự vô vị của hoạt động duy vật. Đối với người
dân Baoulé ở nước Bờ Biển Ngà, một phụ nữ mang thai bị kiến cắn sẽ sinh
ra một đứa con đầu kiến. Ngược lại, nhiều người Polynésie lại coi chúng là
những vị thần nhỏ.
- Trước đây Edmond làm trong lĩnh vực vi khuẩn, tại sao bác ấy lại bỏ ạ?
- Vi khuẩn không làm ông ấy say mê bằng một phần nghìn so với các
nghiên cứu côn trùng, và nhất là về loài kiến. Và khi tôi nói “các nghiên
cứu của ông ấy”, đó là một sự cam kết hoàn toàn. Chính ông ấy là người