KIẾN VÀ CHIM BỒ CÂU - Trang 12

khi dường như các nhân vật của ông chỉ là những đứa bé đeo mặt nạ. Chỗ
này, chỗ kia, thỉnh thoảng từ dưới cái mặt nạ bị bật ra bỗng chợt lại lóe sáng
những đôi mắt nghịch ngợm và thông minh của trẻ thơ. Điểm đặc biệt này
của các truyện ngụ ngôn đã được họa sĩ Mi-kha-in Rô-ma-đin cố gắng giữ
được trong các bức vẽ của mình.

Tôn-xtôi cho in “Sách học vần” và “Những cuốn sách Nga để đọc” lần

đầu vào những năm 1874 - 1875. Nhiều truyện trong những cuốn sách này,
các em ở Liên-xô đã quen biết. Đó là “Phi-li-pốc”, là “Ba con gấu”, là “Con
cá mập”, là “Người tù Cáp-ca-dơ”, cũng như “Sư tử và con chó con” và
những truyện khác. Ngày nay, bên cạnh những cuốn sách mỏng đầu tiên đó,
trong sò sách đọc của trẻ em có thêm cả các truyện ngụ ngôn của Lép Tôn-
xtôi. Những truyện này được xếp theo thứ tự như Tôn-xtôi xếp đặt để đưa
in. Thoạt đầu là những câu chuyện đơn giản nhất, về sau phức tạp dần...
Nhưng tất cả những câu chuyện này đều dành cho những người nghe và
người đọc bé nhất, những người bắt đầu yêu quý và hiểu biết tiếng nói mẹ
đẻ từ vần chữ cái.

Ê-đu-a Ba-ba-ép

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.