Tối hôm đó, từ cửa sổ nhìn ra, tôi thấy mẹ tôi đi vào trên con hẻm lầy lội,
tối đen. Jimmy và Bé Tí theo sau, dáng mệt mỏi, xốc xếch sau một chuyến
đi dài. Bóng họ nhảy múa trên vách tường các căn nhà kế cận trông giống
như những hình nhân được điều khiển bằng giây trong các vở kịch cho trẻ
con. Mấy cánh hoa hồng rải rác trên mặt đất ẩm ướt, héo rủ giữa sỏi đá và
những mảnh kính vở. Mùi hôi và những vết bẩn trên người họ cho tôi biết
ngay là gia đình tôi đến bằng xe lửa.
Tôi bật ngọn đèn trước cửa, chờ họ bước vào nhà. Bố mẹ dì Đặng lặng lẽ
ngồi đánh bài ở bàn ăn, ấm trà đã nguội đặt trước mặt chẳng hề được đụng
tới.
Mẹ tôi bước qua bậc cửa, ánh đèn vàng phủ lên soi rõ nét mặt bà. Đôi mắt
mẹ tôi tràn ngập buồn phiền.
Bà mang một tấm băng đen bên cánh tay phải để tang người đã khuất. Vẻ
mặt mẹ tôi trông giống y như ngày bà mất ngôi biệt thự. Những bất công
nghiệt ngã trong cuộc đời mẹ tôi hiện ra đầy đủ trong đôi mắt bà đang nhìn
chăm vào khoảng không phía sau đầu tôi.
Tôi hỏi để phá tan sự im lặng: "Mẹ, chuyện xảy ra như thế nào?"
"Mẹ không biết." Bà đáp. "Sáng hôm qua thức dậy, mẹ thấy ngoại đã mất,
nằm trên giường. Chắc ngoại đi hồi nửa đêm. Có thể bị tim, cũng có thể
ngoại không muốn chúng ta lo lắng cho ổng thêm nữa."
Ông ngoại khả kính của tôi! Ngay cả trong cái chết, người vẫn nghĩ đến
chuyện chu toàn cho tương lai chúng tôi.
Nước mắt mẹ tôi ứa ra. Rồi tất cả chúng tôi đều khóc.
Thình lình tôi nhớ đến con chó của em tôi. Tôi hỏi: "Jimmy, còn con Loủ"
"Em cho Duy Tòng. Nó có vẻ vui với chỗ mới." Jimmy trả lời.
"Ai lo cho đám tang của ngoại?" Tôi hỏi mẹ tôi.
"Gia đình dì con sẽ lo việc mai táng. Ngày chôn sẽ là ngày chúng ta trên
đường sang Thái Lan."
"Chưa chắc chúng ta được cho đi, mẹ à." Tôi nói. "Họ không chiu. ký giấy.
Trừ trường hợp mẹ đã lấy được chữ ký ở Nha Trang, con không thấy có
cách nào đi được."
Mẹ tôi chùi nước mắt rồi tằng hắng. Giọng bà không còn khàn khàn mà đầy