25.
Trong số thấy giáo của Philip, người kỳ cục nhất là ông Ducroz dạy tiếng
Pháp, dân Giơ-ne-vơ. Ông là một ông già cao lớn, nước da tái xám, má
hóp, tóc lơ thơ điểm bạc, ông mặc bộ đồ đen tối, tồi tàn, rất bẩn, khuỷu tay
áo rách, quần sờn, chưa bao giờ Philip thấy cổ áo ông sạch sẽ. Ông ít nói,
giảng bài thì chu đáo nhưng không nhiệt tình, đến lớp và ra về đúng giờ
giấc không chậm một phút. Tiền công của ông rất ít. Ông lầm lì, điều gì
Philip học của ông ta thì ông ta cũng học ở người khác. Hình như ông ta
cùng với Garibalđi
đấu tranh chống Giáo hoàng, nhưng khi đã thấy rõ mọi
cố gắng cho tự do nhằm xây dựng một nước cộng hòa không đem lại gì
nhiều hơn là một sự thay đổi ách kìm kẹp, ông chán nản rời khỏi nước Ý.
Ông bị trục xuất khỏi Giơ-ne-vơ không rõ phạm tội chính trị gì. Philip nhìn
ông, ngạc nhiên và bối rối vì theo cách suy nghĩ của chàng, ông không mảy
may có dáng dấp một nhà cách mạng: nói năng nhỏ nhẹ và lễ độ lạ thường,
ông không bao giờ ngồi khi chưa có ai mời. Trong những dịp hiếm hoi gặp
Philip ngoài đường, ông ngả mũ chào; ông không bao giờ cười, thậm chỉ
cười mỉm cũng không. Nếu như trí tưởng tượng Philip phong phú hơn, ắt
chàng đã hình dung được ở ông một thời thanh niên đầy hoài bão huy
hoàng, vì chắc hẳn ông ta phải bước vào tuổi trưởng thành năm 1848, khi
các vua chúa nhớ lại người anh em Pháp mà rợn tóc gáy, lo cho số phận của
mình và có lẽ sự say mê tự do đã tràn ngập châu Âu quét sạch chính thể
chuyên chế, và bọn vua chúa ngóc đầu dậy trong thời kỳ phản động, từ
cuộc cách mạng 1789 được tiến hành kiên quyết với một sự hăng hái phi
thường. Người ta có thể hình dung ông ta, một con người mê say bình
đẳng, nhân cách, đã từng biện luận, tranh cãi, đã từng chiến đấu sau các
chiến lũy ở Pari, chạy thoát trước kỵ hình Áo ở Milan, bị giam cầm ở nơi
này, bị trục xuất khỏi nơi nọ, vẫn luôn luôn hy vọng, luôn luôn giương cao
khẩu hiệu. Tự do, một khẩu hiệu xiết bao kỳ diệu. Cho đến khi quy xuống
vì bệnh tật, đói khát, già yếu; không còn cách nào tiếp tục nuôi thân, trừ