động. Những nhân vật như Rodolphe và Mimi, Misette và Schaunard, họ
lang thang sống nương thân qua các phố xá xám xịt của khu phố La tinh,
lúc ở áp mái nhà này, lúc ở áp mái nhà khác, áo quần kỳ quặc kiểu từ đời
Louis Philip
lúc khóc lúc cười, tới đâu hay tới đó, không lo lắng. Liệu có
ai cưỡng nổi mà không bị hấp dẫn? Chỉ khi nào ta đọc được một nhận định
chín chắn hơn, ta mới thấy những thú vui của họ sao mà thô tục, đầu óc sao
mà tầm thường. Philip thì vô cùng hoan hỉ với cuộc diễu hành vui nhộn của
những kẻ được coi là nghệ sĩ này. Vẻ hân hoan của Philip khiến cô
Wilkinson thích chú, cô hỏi:
- Có phải anh muốn đi Pari hơn là ở lại Luân Đôn không?
- Dù tôi có muốn thì bây giờ đã quá muộn rồi! - Anh đáp
Từ khi ở Đức về nửa tháng nay, nhiều cuộc thảo luận diễn ra giữa ông
bác và Philip về tương lai của anh. Anh dứt khoát từ chối không chịu đi
Oxford. Bây giờ thì khả năng nhận học bổng không còn và ông Carey thì
đành kết luận bản thân ông không thể lo liệu cho anh. Toàn bộ gia sản của
anh trị giá hai nghìn bảng, và mặc dù đã cầm cố với lãi suất năm phần trăm,
cũng không thể sống với lợi tức đó được. Số vốn đó bây giờ có giảm đi một
ít. Thật là vô lý mỗi năm phải tốn hai trăm bảng - mức sống tối thiểu trong
trường đại học - mà sau ba năm ở Oxford, chắc gì anh có thể ra kiếm sống
được. Anh muốn đi ngay Luân Đôn. Bà Carey cho rằng đối với giới thượng
lưu chỉ có bốn nghề: Lục quân, Hải quân, ngành Luật sư và nhà thờ. Bà kể
thêm nghề y vì em rể bà làm nghề này, nhưng bà không quên rằng vào
những ngày bà còn trẻ, không ai xem bác sĩ là người của giới thượng lưu.
Hai nghề đầu xem như không cần bàn tới, và Philip thì cương quyết từ chối
nghề tôn giáo. Chỉ còn mỗi nghề Luật sư. Ông bác sĩ trong vùng giới thiệu
hiện nay nhiều người quý phái yêu chuộng nghề kỹ sư, nhưng bà Carey
phản đối ngay ý kiến này. Bà nói: