Divya). Nhưng đó là một truyền thống của máu mủ ruột già. Lahori cần
một đứa con trai nối nghiệp cha.
Ở dưới nhà, ông tiến gần cánh cửa xưởng, dừng chân khi máy mài
ngưng kêu.
Nó đã xong việc tối nay rồi à?
Không, tiếng xoẹt lại bắt đầu vang lên. Điều đó có nghĩa là Vimal
không nghe được điều xảy ra tiếp theo. Lahori lấy ra chiếc chìa khóa từ
trong túi và khóa cánh cửa lại bằng một bàn tay run rẩy, sau vài lần nỗ lực.
Sau đó, ông đóng thêm một thanh chốt an toàn, nối từ lỗ bên trên nắm cửa
xuống một cái hốc tương tự ở dưới sàn theo góc bốn mươi lăm độ. Ông
cũng khóa luôn thanh chốt này. Thanh chắn làm bằng sắt nung dày hai xăng
ti mét, và trong quảng cáo nhà sản xuất đã thề thốt chỉ có ngọn lửa hai ngàn
độ C mới cắt được nó. (Mặc dù tất nhiên là một cái cưa linh hoạt với lưỡi
phủ bột kim cương cũng có thể làm được, ông nghĩ bụng, về lí thuyết là
như vậy.)
Vimal giờ đã bị cầm tù. Cửa bị khóa - và vì từ nhiều năm trước nơi
này từng là xưởng cắt kim cương, cửa sổ dưới của nó đã được chắn bằng
các thanh thép dày.
Lahori tự chúc mừng mình vì mánh khóe làm an lòng cậu con trai,
bằng cách chấp nhận vài ‘nhượng bộ’. Chỉ cần Vimal có mảy may nghi ngờ
gì là nó sẽ bị nhốt ở đây, thằng bé sẽ không bao giờ đi vào phòng này.
Thằng bé ngang bướng hẳn sẽ bỏ chạy ngay lập tức và đi mất, dù chẳng
còn một xu dính túi nào hay cả giấy tờ tùy thân.
Đi đến California ư? Một nơi mà theo quan điểm của Lahori, danh
tiếng duy nhất của nó chỉ là hàng tỉ đô la doanh thu từ kim cương bán trong
các cửa hàng giống như trên phố Rodeo Drive?
Ông thả chùm chìa khóa vào trong túi.
Vimal trẻ con làm sao! Nó có thể trở thành một trong những nghệ
nhân kim cương vĩ đại nhất của thế kỉ hai mươi mốt… tại sao ư, hãy nhìn
vào đường cắt hình bình hành của nó! Thiên tài, thật sự là thiên tài.