đầu nhìn lên thì y lại thật lòng tin vào nụ cười trong sáng ấy.
Vào năm đó, nàng vẫn lẩn quẩn trong chốn hồng trần, muốn né tránh
nhưng cuối cùng vẫn không thoát khỏi số phận vốn thuộc về mình, vĩnh viễn
chẳng thể quay về như thuở ban đầu. Cuộc đời này của chúng ta… Khi tóc
đã bạc, hãy nhắm mắt lại hồi tưởng về cuộc đời, tất cả buồn, vui, tan, hợp
sẽ hiện lên rõ ràng như mới ngày hôm qua, sẽ thấy hằng hà sa số nhân
duyên mà chúng ta đã bỏ lỡ chỉ bởi vì như con chim một lần bị bắn tên nên
mãi sợ cành cong. Nào phải không yêu chàng, nhưng sao mãi chẳng thể
khiến trái tim tin vào tình yêu của chàng. Thời gian như nước trôi qua cầu,
có thể làm dịu đi nỗi đau nhưng làm sao bắt được một con tim từng bị tổn
thương không đề phòng người ngày đó đã từng phụ bạc?
Chuyện đời khi gieo “nhân” có ai lường được “quả” ngày sau. Quyền
uy đế vương trên thế gian nào miễn cưỡng được nhịp đập trái tim. Chẳng
thể nói nên lời nỗi hối hận khôn cùng, hối hận đã tàn nhẫn đẩy nàng rời xa
vòng tay, hối hận đã để qua đi những ngày tháng nhan sắc rạng ngời.
Tiết Thanh minh năm 2007, một năm sau ngày mẹ mất, Hàn Nhạn Thanh
một mình đến chùa Viên Giác trên núi Li Sơn thắp nén nhang trước vong
linh của mẹ.
Sau khi cha nàng bỏ rơi hai mẹ con, mẹ một lòng một dạ tìm đến với đức
Phật để lãng quên những yêu hận khó phân. Người có niềm tin vào đức
Phật, coi trọng tứ đại giai không
[2]
, nếu còn vương vấn chốn hồng trần thì
sao có thể đến được cõi Phật? Vì thế, sau khi nuôi dưỡng con gái trưởng
thành, mẹ nàng đã rời bỏ thế giới này. Khi nhìn thấy nụ cười trên khuôn mặt
mẹ trước lúc từ trần, trong lòng nàng mờ mịt không hiểu, phải chăng cái
chết với bà chính là một sự giải thoát?
[2] Trong giáo lý nhà Phật, cụm từ “tứ đại giai không” có nghĩa là thân xác con người do tứ đại
(đất, nước, gió, lửa) hợp thành, đến khi hết duyên thì nó tan rã, tất cả chỉ là hư không.