“Việc này…”, mẹ nàng lặng người một lát, “Triều Hán không tính đến.”
“Ồ”, Hàn Nhạn Thanh cũng không để tâm, cúi đầu hỏi tiếp, “Chuyện xưa
mở đầu thật đẹp. Hơn nữa chẳng phải Trần A Kiều là hoàng hậu của Hán
Vũ Đế sao? Thế nào mà cuối cùng lại mang tiếng trở thành hồ ly tinh cướp
chồng người chứ?”
“Bởi vì…”, giọng mẹ đau thương, “Bà hoàng hậu họ Trần này có hậu
vận rất buồn thảm. Khi người chồng vốn là em họ của nàng lên làm hoàng
đế thì đã phế nàng, lập người con gái họ Vệ làm hoàng hậu, bỏ mặc nàng
một mình đằng đẵng trong cung Trường Môn đau khổ đợi ông ta suốt hơn
hai mươi năm. Cho đến khi chết, Hán Vũ Đế cũng không hề tới gặp nàng.”
“Thiếp tóc xoà trên trán, trước cửa hái hoa chơi
Chàng cưỡi ngựa trúc đến, vòng quanh ghẹo đẹp đôi.”
[4]
“Hoa phù dung thuở trước, Cỏ đoạn trường hôm nay.”
[5]
[4] Đây là đoạn trích trong bài ‘Trường Can hành (Bài ca ngõ Trường Can)’ của Lý Bạch.
Trường Can là tên một con ngõ cổ, nay thuộc phía nam thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, Trung
Quốc.
[5] Chính là câu thơ “Đoá phù dung xưa rồi, nay thành cỏ đứt rễ” trong bài Thiếp bạc mệnh của
Lý Bạch.
Người đẹp lầu vàng cái gì chứ, tất cả đều là giả dối, cuối cùng chẳng qua
cũng chỉ là lãnh cung Trường Môn, nơi chứng kiến những tháng ngày cuối
đời buồn thảm của người phụ nữ đã từng ôm mộng ước.
Chuyện xảy ra đã hai nghìn năm nhưng khi nghe kể lại, nàng vẫn cảm
nhận thấy nỗi bi thương của người xưa. Đàn ông trên đời thường phụ bạc,