Sau khi mẹ mất, Hàn Nhạn Thanh đã thắp một ngọn đèn thờ ở chùa Viên
Giác theo đúng tâm nguyện của bà, hàng năm cứ đến ngày rằm và tiết
Thanh minh đều đến lễ chùa. Mỗi lần nhìn ánh đèn hiu hắt trên bàn thờ,
nàng đều cảm giác như mẹ đang lặng lẽ trở về ngắm nhìn đứa con gái mà bà
để lại nơi trần thế. Ánh mắt của mẹ vẫn hiền từ, đầy ưu tư, lặng lẽ ngắm
nàng như trong suốt gần hai mươi năm qua, từ khi nàng còn là đứa trẻ sơ
sinh bé bỏng đến lúc lớn lên trở thành một nữ học viên cảnh sát đầy mạnh
mẽ. Vậy mà đến hôm nay, khi nàng đã thật sự trưởng thành, đạt được ước
mơ thuở nhỏ là trở thành nữ cảnh sát thì mẹ lại không còn nữa. Nàng cứ
như vậy quỳ trong tiền đường của chùa, cảm giác thật lạnh lẽo.
Mẹ ở chỗ này, chắc cũng lạnh lắm.
Nàng dần không nhớ được khuôn mặt của cha, nhưng vẫn luôn nhớ mẹ
thỉnh thoảng trốn vào một góc vắng, khe khẽ ngâm nga khúc hát bi ai của
cuộc đời. Trong bài hát đó có câu “Chỉ thấy ai cười vui với người đẹp lầu
vàng, lòng lãng quên những thương đau thuở nghèo hèn, để cuối cùng bỏ
rơi người vợ buổi gian nan.” Khi còn rất nhỏ, nàng ngây thơ, không hiểu
được những buồn đau trong lòng bà nên đã hỏi, “Mẹ ơi, người đẹp lầu vàng
nghĩa là gì?”
Mẹ nàng lặng người, suy nghĩ một lúc mới từ từ kể lại, “Ngày xửa ngày
xưa, triều nhà Hán có một vị hoàng đế tên là Hán Vũ Đế, hoàng hậu đầu
tiên của ông tên là Trần A Kiều. Họ cùng lớn lên, thân thiết với nhau. Hán
Vũ Đế từng hứa với người chị họ rằng: Nếu có một ngày ta lấy được Trần A
Kiều làm vợ, ta sẽ xây lầu vàng cho nàng ở.”
Nàng chép miệng, lấy làm lạ, “Hai người là chị em họ
[3]
, chẳng phải là
không được kết hôn sao?”
[3] Sử chép, Trần A Kiều là con gái của Trưởng công chúa Quán Đào Lưu Phiếu – chị gái của
vua Hán Cảnh Đế. Vua Hán Cảnh Đế là phụ thân của Hán Vũ Đế, vì vậy Trần A Kiều xét theo quan
hệ huyết thống là chị họ của Hán Vũ Đế.