Thang tra xét.”
Hai thị vệ đáp một tiếng rồi tiến đến túm lấy Lý Thiếu Ông.
“Kiều Kiều!” Lưu Triệt nhìn A Kiều, đột nhiên hỏi, “Kiều Kiều tin cõi
đời này thật sự có người có thể thông thần?”
A Kiều im lặng, nếu là trước đây thì dĩ nhiên nàng sẽ nói rằng không tin.
Thế nhưng sau khi bản thân gặp những chuyện kỳ quái cho tới giấc mộng
như thật như ảo trước lúc sinh con vào năm Nguyên Quang thứ sáu thì nàng
đã không dám nói chắc chắn.
“Có lẽ”, A Kiều ngần ngừ, “trên đời này thật sự có người như thế.
Nhưng A Kiều càng tin là trên đời có nhiều người lừa gạt lấy tiền hơn”, tựa
như Lý Thiếu Ông vậy.
Vào cuối năm Nguyên Thú thứ tư, quan Nội đình Trương Thang hồi báo,
Lý Thiếu Ông đã tự vẫn ở phủ Đình úy, trước khi chết khai rằng từng gặp
bệ hạ một lần ở lầu Chung Cổ vào năm Nguyên Sóc thứ năm, ngày đó ngẫu
nhiên trông thấy trên đường định đánh cuộc cầu công danh phú quý một
lần, ai ngờ thất bại mạng vong.
Năm Nguyên Thú thứ năm, Lưu Triệt xây dựng đài Bách Lương ở
Thượng Lâm Uyển, cao chừng mười trượng, vì dùng gỗ bách hương làm
rường cột nên có tên như vậy. Từ trên đài Bách Lương có thể quan sát hết
quang cảnh Thượng Lâm Uyển trong tầm mắt. Ngày khánh thành đài Bách
Lương, Lưu Triệt thiết yến chiêu đãi các triều thần, A Kiều cùng đi dự.
“Trong bữa tiệc hôm nay chỉ luận tài văn thơ, bất kể là vua tôi hay triều
thần.”, Lưu Triệt hưng phấn nói, “Mỗi người làm một câu thơ thất ngôn,
dùng thơ diễn tả công việc. Ai làm được thơ mới được ngồi chiếu trên.”