Muốn cự tuyệt tình này.”
“Nghe chàng sinh lòng khác, muốn cự tuyệt tình này”, Lưu Đàm động
lòng ngâm nga, “Nghe như thế thì Tư Mã phu nhân cũng thật là một cô gái
thông minh cứng rắn… Như vậy là muội vẫn còn oán rồi.”
Một tấm chân tình lại gặp phải phụ bạc, ai có thể mỉm cười bỏ qua cho
được? Trác Văn Quân viết Bạch đầu ngâm gửi mấy dòng thơ, Tư Mã
Tương Như rốt cuộc vẫn là văn nhân còn có chút lương tâm nên gắng
gượng từ bỏ ý muốn lập thiếp. Lưu Triệt lại là quân vương, lòng dạ tàn
nhẫn hơn Tư Mã Tương Như rất nhiều. Năm đó, A Kiều bỏ ngàn vàng xin
Tư Mã Tương Như được bài Trường Môn phú thê lương buồn bã, trải lòng
mình một lần nhưng vẫn không thể khiến cho Lưu Triệt quay đầu. Người
đàn ông vui mới nới cũ ấy đã viết ra bài Trường Môn phú đẹp đẽ mà thê
lương như vậy nhưng cho tới bây giờ A Kiều vẫn không muốn gặp, bởi vì
gặp lại như đối diện với sự giễu cợt của vận mệnh nửa đời về trước. Kim ốc
tàng kiều và Phượng cầu hoàng vốn là hai câu chuyện cười lớn nhất trên
cõi đời này.
Lưu Đàm nhìn gương mặt A Kiều đượm vẻ ai oán, hồi tưởng lại chuyện
bản thân mình vừa trưởng thành đã đi xa tận đại mạc ở lều ăn thịt, đầu đao
mũi kiếm thì không khỏi xúc động thương tâm, suýt nữa rơi lệ. Nàng vội
vàng quay đi, nhìn đồng ruộng nương dâu bên ngoài khung cửa, cười lớn,
“Không nói chuyện này nữa, ta ở đại mạc nhiều năm, hôm nay nhìn lại nhà
cửa ruộng vườn Đại Hán cũng thấy hơi xa lạ.”
Đến nửa đêm, long xa cuối cùng cũng dừng lại trước cung Cam Tuyền,
xuống xe liền trông thấy cảnh cung hùng vĩ trang trọng. Cung Cam Tuyền ở
trong quận Cam Tuyền dưới chân núi Nam Sơn ngoại ô thành Trường An,
có chu vi mười chín dặm, cung điện đài các sánh ngang với cung Kiến
Chương, có đủ tất cả mọi thứ. Chỗ này là nơi hoạt động trọng yếu ở gần
cung Vị Ương của các quân vương thời sơ Hán, Lưu Đàm và A Kiều khi