247
Tất cả những người với tâm trí bị lừa dối bởi ý nghĩ
diễn giải
Đều trong hai tâm trí
Và do vậy thảo luận về cái không và từ bi như hai điều.
Saraha nói rằng sự tồn tại là cái không. Nhưng đừng lo
nghĩ: với 'cái không' chúng ta không ngụ ý rằng nó là trống
rỗng mọi thứ. Trong thực tế chúng ta ngụ ý nó là đầy; nó đầy
đến mức chúng ta gọi nó là không. Nếu chúng ta gọi nó là cái
gì đó, cái đó sẽ tạo ra ranh giới, còn nó không bị giới hạn,
cho nên chúng ta gọi nó là không. Nhưng các phật tử đã hỏi
đi hỏi lại mãi: Nếu nó là không, thế thì từ bi này tới từ đâu?
Thế thì tại sao Phật nói về từ bi?
Saraha nói: Cái không và từ bi là hai mặt của cùng một
năng lượng. Cái không, trong sự tồn tại, nghĩa là: tôi phải là
không bản ngã. Bản ngã nghĩa là: tôi là cái gì đó. Nếu sự tồn
tại là không, còn tôi phải đi vào sự tham dự với sự tồn tại
này, nếu tôi phải trở thành một phần của sự tồn tại này, tôi
phải vứt bỏ bản ngã. Bản ngã đang làm cho tôi là ai đó, đang
cho tôi một định nghĩa, một giới hạn. Khi sự tồn tại là không
có cái ta nào, nó là cái không, anatta. Thế thì tôi cũng phải là
một cái không; chỉ thế thì hai cái không này mới có khả năng
gặp gỡ lẫn nhau và tan biến vào lẫn nhau. Tôi phải trở thành
vô-bản ngã, và trong vô-bản ngã đó là từ bi.
Với bản ngã là đam mê, với vô-bản ngã là từ bi. Với
bản ngã có hùng hổ, giận dữ, độc ác; với vô-bản ngã có lòng
tốt, chia sẻ, thương mến. Cho nên Saraha nói từ bi phải
không được trau dồi. Nếu bạn có thể sống trong cái không, từ
bi sẽ tuôn chảy ra từ bạn theo cách của nó.
Tôi đã từng nghe...