KINH NGHIỆM THÀNH CÔNG CỦA ÔNG CHỦ NHỎ - Trang 109

phân biệt được, nếu so sánh chất lượng và giá cả một chiếc bu-gi giả với
chiếc bu-gi của công ty Tống thì tất nhiên là anh giành chiến thắng rồi. Hơn
nữa, sản phẩm của anh chưa bị nhái nên cái nào cũng là hàng chuẩn cả.

Việc kinh doanh của Tống lên như diều gặp gió, chưa đến bốn tháng đã
nhập hết 400 nghìn chiếc bu-gi còn lại về bán. Nhờ vào hình thức bán hàng
OEM, chỉ trong một năm, công ty anh đã thu được hơn 800 nghìn tệ. Sau
đó, anh lại tìm một đối tác sản xuất phụ tùng khác để hợp tác.

Bài học tâm đắc

Khi nhiều doanh nghiệp cùng bán một sản phẩm trên thị trường thì luôn tồn
tại một nguyên tắc bất thành văn: nếu bạn có được lợi nhuận cao thì những
đối thủ khác cũng sẽ điều chỉnh sản phẩm của họ để tấn công thị trường của
bạn, cuối cùng, bạn sẽ buộc phải giảm giá sản phẩm và lợi nhuận vì thế
cũng giảm sút. Nói cho cùng thì không chỉ có một mình bạn là người làm
kinh doanh. Vào lúc đó, nếu có thể mở ra một con đường khác, tận dụng tất
cả các nguồn lực để tạo ra sản phẩm riêng, giành được quyền định giá,
ngăn chặn con đường cạnh tranh của các đối thủ khác thì không những có
thể tránh được sự tấn công của họ mà còn có thể thu về siêu lợi nhuận.

5. THỨC ĂN THỪA - VŨ KHÍ BÍ MẬT
THU HÚT KHÁCH HÀNG

Bất kì một ngành sản xuất nào cũng có những sản phẩm dư thừa, đôi khi có
thể vứt đi một cách gọn nhẹ, nhưng cũng có lúc phải tốn nhiều tiền để xử lí.
Xỉ than đá sau quá trình sản xuất điện ở nhà máy nhiệt điện, có thể dùng
làm nguyên liệu sản xuất xi măng. Sau quá trình tinh lọc, khí ga độc hại
của than đá có thể dùng phát điện. Tất nhiên đó là cách mà các doanh
nghiệp lớn dùng để tiết kiệm chi phí. Vậy những doanh nghiệp nhỏ có thể
biến phế liệu thành báu vật hay không?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.