KINH NGHIỆM THÀNH CÔNG CỦA ÔNG CHỦ NHỎ - Trang 150

6. CÀNG ÂM THẦM CÀNG GÂY CHÚ
Ý

Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao; đoàn kết là
sức mạnh, đó là đạo lí mà ai cũng biết, đặc biệt là trong lĩnh vực khai thác
nguyên liệu và gia công sản phẩm. Chỉ khi mọi người cùng hợp sức trong
một ngành nghề thì mới có thể hình thành một dây chuyền sản xuất hoàn
chỉnh. Khi đã có dây chuyền sản xuất rồi, để phát triển nó đòi hỏi các bộ
phận trên dưới phải hợp tác với nhau, cùng giảm thiểu chi phí. Chính vì thế
mà ở Trung Quốc hiện nay có rất nhiều đặc khu kinh tế được đầu tư và
phát triển. Vậy mà có người rõ ràng cần thu hút nhiều đối tác kinh doanh
nhưng lại làm điều đó một cách rất thầm lặng.

Anh Sử sinh ra ở một vùng núi hẻo lánh và nghèo nàn, anh đã cố gắng thi
đỗ đại học để có thể rời xa vùng quê nghèo này. Lăn lộn làm ăn ở thành phố
đã vài chục năm, đến nay anh cũng đã được coi là người thành đạt.

Sau khi nghỉ hưu, anh Sử trở về quê, nhìn thấy cuộc sống nghèo khổ “giật
gấu vá vai” của bà con hàng xóm, anh cảm thấy rất buồn và quyết định sẽ
đầu tư hết số tiền hơn 1 triệu tệ dành dụm bấy lâu nay để cùng mọi người
kinh doanh.

Anh Sử tìm người bạn cũ học cùng Đại học Nông nghiệp với mình bàn
chuyện làm ăn, căn cứ vào tình hình ở quê, hai người đã thống nhất lựa
chọn hình thức nuôi ngỗng lấy thịt. Sau khi đã suy nghĩ kĩ càng, anh Sử
thấy phương án này rất khả thi, nhất định có thể mang đến cuộc sống no ấm
cho người dân trong thôn. Anh liền vui mừng mang bản kế hoạch về quê,
trước hết anh trình bày với những cán bộ trong thôn, họ nghe xong đều rất
phấn khởi, lập tức thông báo chuyện này trên loa phát thanh, hi vọng nhân
dân trong thôn đều nhất trí nuôi ngỗng, trong một năm có thể nâng số lượng
ngỗng nuôi lên 100 nghìn con. Khi đạt đến quy mô này, có thể tối đa hóa

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.