sự khác biệt lớn trong phương diện đầu tư cho tác giả và phát hành sách.
Với những loại sách đời sống mà nhu cầu thị trường lớn, họ đều đã phát
hành rất nhiều ấn phẩm chất lượng cao mà giá cả lại phải chăng, gây ra
không ít khó khăn cho những nhà xuất bản khác trong việc giành thị phần.
Sách bán được càng nhiều thì chi phí càng thấp nên giá thành của loại sách
này cũng càng ngày càng rẻ.
Những nhà xuất bản nhỏ muốn chen chân vào lĩnh vực này đúng là khó hơn
lên trời, vì không thể hạ thấp chi phí hơn được nữa. Để giảm bớt chi phí,
nhiều nhà xuất bản nhỏ đã cắt xén vật liệu đầu vào, thậm chí là sao chép
nội dung và áp dụng kĩ thuật in đơn giản nhất, tạo ra một cuốn sách “nhái”,
tuy có thể kiếm được chút tiền nhưng không thể tránh được việc bị độc giả
chê trách, hơn nữa, một khi bị cơ quan quản lí chất lượng kiểm tra thì
những quyển sách “nhái” này cũng không thể nào tồn tại được.
Trương đang đứng trước tình thế tiến thoái lưỡng nan, một người chú trọng
chất lượng xuất bản như anh không cho phép mình làm ra những cuốn sách
chất lượng kém; nhưng cũng không thể bán sách với giá quá cao vì sẽ
không có độc giả nào muốn mua.
Nếu áp dụng chiến lược giảm giá giống như các nhà xuất bản lớn thì số
lượng in đầu tiên phải không dưới 50 nghìn cuốn mà phải bán được 100
nghìn cuốn thì mới có lãi. Nhưng trên thực tế, theo quy định xuất bản, số
lượng bản in đầu tiên thường chỉ khoảng 5 nghìn quyển, so với 50 nghìn
quyển thì rõ ràng là có sự cách biệt quá lớn, rất ít nhà xuất bản có thực lực
lớn như thế, huống hồ là một công ty sách nhỏ như của anh.
Trương bắt đầu phân tích cách trình bày của những quyển sách thuộc lĩnh
vực này trên thị trường và đã nhận thấy một điều, đó là đa số sách đều rất
nhiều chữ, các nhà xuất bản muốn tạo ấn tượng với độc giả ở nội dung đầy
đủ và mang tính tư liệu cao, như vậy, độc giả mua sách về rồi có thể lưu giữ
vào tủ sách gia đình, khi cần có thể lấy ra tra cứu, tham khảo rất nhiều
mảng thông tin. Những đầu sách tiêu biểu như Ba nghìn bí quyết trong