KINH NGHIỆM THÀNH CÔNG CỦA ÔNG CHỦ NHỎ - Trang 59

khi họ muốn đổi bữa. Còn những người thường xuyên ăn đồ nướng thỉnh
thoảng lại sang ăn cháo để giải nhiệt cơ thể. Hai cửa tiệm tuy gần nhau
nhưng không làm ảnh hưởng đến nhau. Thực khách có thể lựa chọn cửa
tiệm tùy theo tâm trạng và khẩu vị của mình. Hai cửa tiệm trên cùng một
con phố nhưng lại có nét riêng và đều trở nên nổi tiếng, chỉ có điều rất ít
người biết chủ nhân của hai cửa tiệm đó chính là Bảo.

Bài học tâm đắc

Cửa tiệm lớn sẽ có ưu điểm của cửa tiệm lớn, cửa tiệm nhỏ cũng có ưu
điểm riêng của cửa tiệm nhỏ. Ngày nay, khách hàng thường thích những
cửa tiệm nhỏ nhưng phục vụ chuyên nghiệp nên số lượng những cửa hàng
chuyên bán một sản phẩm cũng ngày càng nhiều hơn. Khách hàng thường
có tâm lí một cửa tiệm chuyên biệt hóa thì chất lượng phục vụ rất chuyên
nghiệp và giá cả cũng rẻ hơn những nơi khác. Phương thức kinh doanh
chuyên biệt hóa này đã xuất hiện ở nhiều nơi.

Chúng ta có thể bắt gặp những cửa hàng cùng một chủ nhưng phân công
mấy người bán các loại hàng hóa khác nhau, ví dụ có người chuyên bán
quần áo lót, có người chuyên bán mũ hoặc là khăn quàng. Việc này sẽ
ngầm tạo ra một gợi ý cho khách hàng rằng: Chúng tôi kinh doanh rất
chuyên nghiệp, nếu mua hàng của chúng tôi thì nhất định không bị thiệt.

2. NẮM VỮNG ĐỊA BÀN, NGỒI NHÀ
CŨNG KHÔNG HẾT VIỆC

Cùng là kinh doanh, nhưng có rất nhiều hình thức và chủng loại kinh
doanh khác nhau, có người bán buôn, có người bán lẻ; có người sản xuất
và cũng có người làm mậu dịch. Mọi người đều dựa vào kinh nghiệm và
hoàn cảnh cụ thể của bản thân để lựa chọn hình thức và quy mô phù hợp
nhất với mình. Có những người nắm vững quy luật của ngành nghề, phát
triển các sản phẩm mới thích hợp, tiến được ra thị trường thế giới. Tuy

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.