trong nước và cả nước ngoài cũng tìm đến đây đề nghị hợp tác, hình thành
nên cục diện tích cực cho kinh tế địa phương.
Tôn cũng mở một cơ sở chế biến măng, nghiệp vụ chủ yếu là xuất khẩu
măng sang thị trường Nhật Bản. Những năm đầu khởi nghiệp, số lượng cơ
sở làm măng rất ít và chất lượng cũng chưa đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang
Nhật, chủ yếu tiêu thụ trong nước, lợi nhuận vì thế cũng không cao lắm.
Trong khi đó, cơ sở của Tôn có máy móc hiện đại, cơ chế quản lí tốt nên
gần như là độc quyền, lợi nhuận thu được cũng cao hơn mấy lần so với các
cơ sở chế biến khác trong nước. Nhưng những ngày tháng tươi đẹp đó
không kéo dài, những người cùng nghề nhìn thấy Tôn kiếm được nhiều tiền
thì lũ lượt đầu tư máy móc thiết bị mới, đồng thời dùng tiền để mời gọi
nhân viên sản xuất và quản lí có kinh nghiệm ở cơ sở của Tôn về làm việc
cho mình, sản phẩm của họ cũng nhanh chóng đạt được tiêu chuẩn xuất
khẩu, tranh giành thị trường Nhật Bản với anh. Tuy Tôn đã có chuẩn bị sẵn
về kĩ thuật và quản lí nhân viên, giúp giảm nhẹ tổn thất nhưng một khi một
chiếc bánh có quá nhiều người tranh giành thì tự nhiên phần của mình cũng
bị hao hụt đi nhiều.
Vấn đề lớn hơn chính là có sự cạnh tranh tất sẽ dẫn đến cuộc chiến về giá
cả, để có thể giành được đơn đặt hàng từ đối tác Nhật Bản, các cơ sở không
ngần ngại giảm giá bán hàng.Với những doanh nghiệp mới bước chân vào
thị trường và không có ưu thế nổi trội thì đây là cách duy nhất để cạnh
tranh.
Ngoài ra còn một vấn đề nữa: giá thành nguyên liệu tăng lên chóng mặt,
sản phẩm măng trúc xuất khẩu sang Nhật đòi hỏi phải có điều kiện bảo
quản nghiêm ngặt, không có tàn dư hóa chất độc hại. Trước đây, khi Tôn
mua nguyên liệu của nông dân, tuy giá thu mua có cao hơn một chút so với
các cơ sở khác nhưng cũng không đáng là bao, hơn nữa, giá bán sang Nhật
Bản rất cao nên Tôn chưa bao giờ phải bận tâm về chuyện giá cả thu mua.
Nhưng tình hình hiện tại đã khác, cùng một lúc có thêm hàng chục doanh