Tôn liền đi gặp Huy - trưởng phòng kinh doanh. Hai anh em đã cùng nhau
làm việc 3, 4 năm nay, các hạng mục kinh doanh đều do Huy đảm nhiệm
nên cậu nắm rõ tình hình công ty như lòng bàn tay. Tôn hào hứng kể cho
Huy ý tưởng của mình, Huy chỉ cười nhạt và nói: “Việc này em đã từng
nghĩ tới rồi, cũng đã từng thương lượng qua với đối tác Nhật Bản nhưng họ
nói là không lấy loại măng to nên em không liên hệ lại nữa. Nếu làm được
thì chắc chắn đã có không ít đối thủ làm trước chúng ta.”
Nghe Huy nói xong, Tôn suy nghĩ hồi lâu nhưng vẫn chưa từ bỏ ý định vừa
này, trong thâm tâm anh đã quyết định đi ngược dòng trào lưu một phen
xem sao. Tôn mời Huy về làm giám đốc cũng là vì nể năng lực và sự tận
tâm của cậu, việc gì đã giao cho Huy là nhất định cậu sẽ làm tốt. Tuy nhiên,
Huy không phải là người có nhiều sáng kiến. Tôn lại thích tìm hiểu các
phương châm kinh doanh, vạch chiến lược và làm công tác hậu cần, thực sự
giúp ích rất nhiều cho công việc của Huy.
Tôn chọn ra hai nhân viên đắc lực cùng mình điều tra thị trường, sau 2
tháng, anh đã tìm ra nguyên nhân vì sao các đối tác Nhật Bản không thích
mua loại măng to.
Hóa ra, trước kia, các công ty Nhật Bản cũng từng mua măng loại to vì chất
lượng và khẩu vị không khác biệt nhiều so với măng nhỏ, tuy nhiên lúc bấy
giờ, trình độ phân loại măng của công ty trong nước không đáp ứng được
yêu cầu của Nhật Bản nên sau khi mua măng về, họ lại phải phân loại một
lần nữa, nhưng giá nhân công ở Nhật Bản khá cao nên lợi nhuận bị giảm
sút, dần dần họ không còn mua loại măng to đó nữa. Nhiều doanh nghiệp
địa phương nghe nói người Nhật không mua măng to nữa thì họ cũng dừng
sản xuất, kết quả đã hình thành một luật lệ bất thành văn.
Chuyện này giống một câu chuyện rất nổi tiếng: Có mấy con khỉ bị nhốt
chung trong một cái lồng, trong lồng treo một nải chuối, con khỉ nào có ý
định với lấy nải chuối thì lập tức bị nước sôi đổ vào người, dần dần không
còn con nào dám lấy chuối nữa. Sau đó, người ta nhốt thêm một con khỉ