198
Chương III – Ba Pháp
đời tổ phụ, không bị một vết nhơ nào, không bị môt dèm pha
nào về vấn đề huyết thống thọ sanh, nhà phúng tụng, nhà trì
chú, thông hiểu ba tập Vệ đà với danh nghĩa, lễ nghi, ngữ
nguyên, chú giải, và các cổ truyện là thứ năm, thông hiểu
ngữ pháp và văn phạm, biện tài về thuận thế (tự nhiên học)
và tướng của vị Ðại nhân. Như vậy, thưa Tôn giả Gotama,
các Bà-la-môn diễn tả ba minh của các Bà-la-môn.
- Thật là khác, này Bà-la-môn, các Bà-la-môn diễn tả
ba minh của các Bà-la-môn. Thật là khác, ba minh trong Luật
của bậc Thánh.
- Như thế nào, thưa Tôn giả Gotama, là ba minh trong
giới Luật của bậc Thánh? Lành thay, nếu Tôn giả Gotama
thuyết giảng cho chúng tôi về ba minh trong giới Luật của
bậc Thánh.
- Vậy Bà-la-môn hãy nghe và khéo tác ý. Ta sẽ giảng.
- Thưa vâng, Tôn giả.
Bà-la-môn Jànussoni vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói
như sau:
2- Ở đây, này Bà-la-môn, Tỷ-kheo ly dục, ly các pháp
ác, bất thiện, chứng đạt và an trú Thiền thứ nhất, một trạng
thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm với tứ. Làm cho tịnh chỉ
tầm và tứ, vị ấy chứng đạt và an trú Thiền thứ hai, một trạng
thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh, nhất
tâm. Ly hỷ, trú xả, chánh niệm, tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ
mà các bậc thánh gọi là xả niệm lạc trú, vị ấy chứng đạt và
an trú Thiền thứ ba. Xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ
trước, vị ấy chứng đạt và an trú Thiền thứ tư, không khổ,
không lạc, xả niệm thanh tịnh.