164
Chương IV - Bốn Pháp
trường hợp này không đem lại lợi ích cho người làm". Người
ấy làm trường hợp này không đem lại lợi ích cho người làm.
Người ấy làm trường hợp này, và trường hợp này không đem
lại lợi ích cho người ấy. Còn người trí, này các Tỷ-kheo, suy
xét như sau: "Dầu trường hợp này làm được thích ý, nhưng
không đem lại lợi ích cho người làm". Vị ấy không làm
trường hợp này, do không làm trường hợp này, nên đem lại
lợi ích cho người ấy.
5. Tại đây, này các Tỷ-kheo, trường hợp này làm được
thích ý, và đem lại lợi ích cho người làm; trong trường hợp
này, này các Tỷ-kheo, nghĩ rằng về cả hai phương diện đều
nên làm. Trường hợp này, làm được thích ý, đây là trường
hợp nghĩ rằng cần phải làm. Trường hợp này đem lại lợi ích
cho người làm, đây là trường hợp nghĩ rằng cần phải làm.
Trường hợp này, này các Tỷ-kheo, nghĩ rằng về cả hai
phương diện đều phải làm.
Này các Tỷ-kheo, có bốn trường hợp này.
(VI) (116) Không Phóng Dật
1. - Trong bốn trường hợp, này các Tỷ-kheo, cần phải
không phóng dật. Thế nào là bốn?
Hãy từ bỏ thân làm ác, này các Tỷ-kheo, hãy tu tập thân
làm lành, và ở đây chớ có phóng dật. Hãy từ bỏ lời nói ác,
này các Tỷ-kheo, hãy tu tập lời nói lành, và ở đây chớ có
phóng dật. Hãy từ bỏ ý nghĩ ác, này các Tỷ-kheo, hãy tu tập
ý nghĩ lành, và ở đây chớ có phóng dật. Hãy từ bỏ tà kiến,
này các Tỷ-kheo, hãy tu tập chánh kiến, và ở đây chớ có
phóng dật.
2. Khi nào, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đã từ bỏ thân
làm ác, tu tập thân làm lành ... (như trên) ... đã từ bỏ tà kiến,
đã tu tập chánh kiến, vị ấy không sợ hãi về đời sau, về chết.