258
Chương IV - Bốn Pháp
khả năng, hoặc tóm tắt, hoặc rộng rãi, nói lên ý nghĩa, thuyết
giảng, trình bày, an lập, mở rộng, phân tích, phát lộ. Có trí
tuệ là vị Tôn giả này, vị Tôn giả này không phải là liệt tuệ".
Ví như, này các Tỷ-kheo, một người có mắt, đứng trên bờ
một hồ nước, thấy một con cá lớn nổi lên, người ấy suy nghĩ
như sau: "Như vậy, con cá này nổi lên; như vậy, con cá này
làm cho gợn sóng; như vậy là độ nhanh của nó. To lớn là con
cá này, con cá này không nhỏ".
Này các Tỷ-kheo, trong đàm luận, trí tuệ cần phải được
hiểu biết. Như vậy trong một thời gian dài, không thể khác
được, có tác ý, không phải không tác ý với trí tuệ, không
phải với liệt tuệ, như vậy được nói đến. Do duyên này được
nói đến như vậy.
Có bốn trường hợp này, này các Tỷ-kheo, cần phải
được hiểu với bốn trường hợp này.
(III) (193) Bhaddiya
1. Một thời, Thế Tôn trú ở Vesàli tại Mahàvana trong
ngôi nhà có nóc nhọn. Rồi Licchavii Bhaddiya đi đến Thế
Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.
Ngồi xuống một bên, Licchavii Bhaddiya bạch Thế Tôn:
- Bạch Thế Tôn, con nghe như sau: "Là một nhà huyễn
thuật, Sa-môn Gotama biết được huyễn thuật lôi cuốn những
đệ tử ngoại đạo". Bạch Thế Tôn, những ai nói như sau: "Sa-
môn Gotama là một huyễn thuật sư, biết được huyễn thuật lôi
cuốn những đệ tử ngoại đạo", những người ấy, bạch Thế Tôn,
có phải nói đúng ý kiến của Thế Tôn, không có xuyên tạc
Thế Tôn với điều không thật. Có phải họ trả lời về pháp hợp
với chánh pháp? Và ai là vị đồng pháp, theo đồng môt quan
điểm, không có lý do để chỉ trích? Bạch Thế Tôn, chúng con
không muốn xuyên tạc Thế Tôn".