Tăng Chi Bộ Kinh – Tập 2
257
không sầu muộn, không than van, không khóc lóc, không đập
ngực, không rơi vào bất tỉnh.
Này các Tỷ-kheo, trong các hoạn nạn, sức mạnh kiên trì
cần phải được hiểu biết. Như vậy trong một thời gian dài ...
với liệt tuệ, như vậy được nói đến. Do duyên này được nói
đến như vậy.
5. Này các Tỷ-kheo, trong đàm luận, trí tuệ cần phải
được hiểu biết. Như vậy trong một thời gian ... với liệt tuệ,
như vậy được nói đến. Do duyên gì được nói đến như vậy?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người, do đàm luận với một
người khác, biết như vầy: "Vị Tôn giả này, đối một câu hỏi
như vậy, phản ứng là như vậy, giải đáp câu hỏi là như vậy,
thời liệt tuệ là Tôn giả này, Tôn giả này không có trí tuệ. Vì
sao? Vì Tôn giả này không nói lên câu nghĩa sâu sắc an tịnh,
thù thắng, vượt ngoài lý luận suông, tế nhị, được người hiền
trí cảm thọ. Còn về pháp, vị này thuyết giảng, vị ấy không có
khả năng, hoặc tóm tắt, hoặc rộng rãi, nói lên ý nghĩa, thuyết
giảng, trình bày, an lập, mở rộng, phân tích, phát lộ. Liệt tuệ
là vị Tôn giả này, vị Tôn giả này không có trí tuệ". Ví như,
này các Tỷ-kheo, một người có mắt, đứng trên bờ một hồ
nước, thấy một con cá nhỏ nổi lên, người ấy suy nghĩ như
sau: "Như vậy, con cá này nổi lên; như vậy, làm cho gợn
sóng; như vậy là độ nhanh của nó. Nhỏ bé là con cá này, con
cá này không lớn".
Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, có người do đàm luận với
một người khác, biết như vầy: "Vị Tôn giả này, đối một câu
hỏi như vậy, phản ứng là như vậy, giải đáp câu hỏi là như
vậy, thời có trí tuệ là Tôn giả này, Tôn giả này không phải là
liệt tuệ. Vì sao? Vì Tôn giả này nói lên câu nghĩa sâu sắc an
tịnh, thù thắng, vượt ngoài luận lý suông, tế nhị, được người
hiền trí cảm thọ. Còn về pháp, vị này thuyết giảng, vị này có