Chương 21. Mùa xe Iowa
Một điều về cái đẹp là niềm vui vĩnh hằng, và không gì đẹp bằng một
luận điểm súc tích và không vết xước. Một vài cách lập luận có thể thay đổi
cách chúng ta nhìn nhận thế giới.
Tôi tìm được một trong những luận điểm tuyệt vời nhất mà tôi biết trong
khi tôi đảo qua một cuốn sách giáo khoa do anh bạn David Friedman của
tôi viết. Mặc dù luận điểm có thể chưa hẳn là nguyên gốc, nhưng phiên bản
của David quá rõ ràng, quá chuẩn xác, không thể chối cãi được, và quá
ngạc nhiên tới thú vị, đến nỗi tôi không thể cưỡng lại việc phải chia sẻ nó
với các sinh viên, họ hàng, và những người quen biết tại các buổi tiệc
cocktail trong bất cứ dịp nào. Luận điểm liên quan tới thương mại quốc tế,
nhưng sự hấp dẫn của nó không nằm ở chủ đề chính mà ở sức cuốn hút
không thể cưỡng lại của nó.
Theo quan sát của David thì có hai công nghệ sản xuất ô tô ở Mỹ. Một là
sản xuất tại Detroit, và một công nghệ nữa là “trồng” tại Iowa. Chắc ai
cũng đã biết về công nghệ đầu tiên, vì vậy, tôi xin được nói với bạn về công
nghệ thứ hai. Đầu tiên bạn “gieo hạt” − chính là những nguyên liệu cấu
thành nên chiếc ô tô. Bạn chờ đợi vài tháng cho tới khi lúa mì chín vàng.
Sau đó, bạn thu hoạch lúa mì, chất lên tàu, và lái tàu về hướng đông băng
qua Thái Bình Dương. Sau vài tháng, con tàu xuất hiện trở lại và mang theo
rất nhiều những chiếc Toyota.
Thương mại quốc tế không gì khác hơn là một dạng công nghệ. Thực tế
có một nơi được gọi là Nhật Bản, có những con người và nhà máy, chẳng
liên quan mấy tới sự tồn tại của người Mỹ. Để phân tích các chính sách
thương mại, chúng ta cũng nên giả sử rằng Nhật Bản là một cỗ máy khổng
lồ với cơ chế hoạt động đầy bí ẩn có thể biến lúa mì thành ô tô.
Bất cứ chính sách nào được thiết kế nhằm thiên vị công nghệ đầu tiên
của Mỹ hơn công nghệ thứ hai là chính sách được thiết kế nhằm thiên vị