vậy. Lý do là vào ngày 15/04, Sở Thuế vụ Hoa Kỳ vừa mới thay đổi một
quy định. Thay vì chỉ lập danh sách những đứa trẻ sống phụ thuộc vào bố
mẹ, những người lập hồ sơ thuế đã được yêu cầu cấp số An sinh Xã hội cho
tất cả trẻ em. Bỗng nhiên, bảy triệu trẻ em từng tồn tại trên 1.040 biểu mẫu
khai miễn giảm thuế của năm trước đã biến mất, tương ứng với một trong
số mười đứa trẻ sống phụ thuộc vào bố mẹ tại Mỹ.
Động cơ của những kẻ lừa đảo người nộp thuế đó đã khá rõ ràng. Điều
này cũng xảy ra tương tự đối với nhân viên phục vụ bàn, người quản lý tiền
lương và cậu học sinh lớp ba. Nhưng còn cô giáo của cậu học trò lớp ba đó
thì sao? Có thể là cô cũng có một động cơ gian lận? Và nếu như vậy thì cô
đã làm thế nào?
Bây giờ hãy tưởng tượng rằng thay vì quản lý một trường mẫu giáo tại
Haifa thì bạn đang quản lý hệ thống trường học tại Chicago (CPS) − một hệ
thống giáo dục với hơn 400.000 học sinh mỗi năm.
Cuộc tranh luận gay gắt nhất hiện nay giữa những nhà quản lý, giáo
viên, phụ huynh và học sinh trong các trường đại học của Mỹ là về hình
thức kiểm tra trắc nghiệm với mức hiệu quả được coi là cao nhưng thay vì
chỉ đơn giản kiểm tra học sinh để đánh giá sự tiến bộ của các em, các
trường sẽ ngày càng phải chịu trách nhiệm lớn hơn về kết quả thi của học
sinh.
Chính quyền liên bang đã quy định việc kiểm tra trắc nghiệm là một
phần trong luật Không để đứa trẻ nào bị tụt hậu (No child left behind) do
Tổng thống Bush phê chuẩn vào năm 2002. Nhưng thậm chí ngay trước khi
luật đó được ban hành, hầu hết các bang đưa ra các bài kiểm tra hằng năm
đã được tiêu chuẩn hóa cho các học sinh bậc tiểu học và trung học cơ sở. 20
bang đã khen thưởng cho cá nhân các trường có những điểm số kiểm tra tốt
hay tiến bộ vượt bậc; 32 bang đã phạt các trường chưa thực hiện tốt.
Hệ thống các CPS đã thực hiện việc kiểm tra trắc nghiệm từ năm
1996. Theo chính sách mới đó, một trường với điểm số môn đọc thấp sẽ bị