Động cơ trong Sumo thật phức tạp và cực kỳ quyền năng. Mỗi đô vật
giữ một vị trí có ảnh hưởng tới mọi mặt của cuộc sống người đó: số tiền mà
anh ta kiếm được, phạm vi ảnh hưởng, anh ta cần ăn bao nhiêu thức ăn, ngủ
bao nhiêu lâu và nhiều thứ khác nữa sẽ có tác động tới thành công của anh
ta. 66 đô vật hạng cao nhất tại Nhật Bản, bao gồm cả makuuchi và juryo,
tạo nên danh giá của Sumo. Một đô vật trong tốp đầu của giới Sumo có thể
kiếm được hàng triệu đô-la và được đối đãi như một thành viên hoàng gia.
Bất kỳ đô vật nào trong tốp 40 người hàng đầu kiếm được ít nhất 170.000
đô-la/năm. Nhưng cuộc sống không hề ngọt ngào đối với những người
không nằm trong vòng quay danh giá đó. Các đô vật hạng dưới đều phải
tuân lệnh những đô vật hạng trên, chuẩn bị bữa ăn, lau dọn chỗ ở, và thậm
chí phải giúp họ kỳ cọ cơ thể. Do vậy, cấp bậc là tất cả.
Cấp bậc của một đô vật dựa trên kết quả thi đấu của họ tại các trận đấu
đỉnh cao được tổ chức 6 lần/năm. Mỗi đô vật có 15 lượt đấu, 1 ngày/lượt,
kéo dài trong vòng 15 ngày liên tiếp. Nếu đô vật đó kết thúc vòng đấu với
điểm số thắng (trên tám trận thắng), thì sẽ được thăng cấp. Nếu đô vật đó
có điểm số thua sẽ bị giáng cấp. Nếu bị giáng cấp quá mức, đô vật đó sẽ
hoàn toàn bị bứt ra khỏi vị trí cao cấp. Do đó, thắng lợi thứ tám trong bất
kỳ vòng đấu nào cũng vô cùng quan trọng, đó là sự khác biệt giữa thăng
cấp và giáng cấp.
Vì vậy, một đô vật bước vào ngày cuối cùng của vòng đấu sẽ tìm cách
gian lận, võ sỹ có điểm số 7 − 7, sẽ phải nỗ lực giành chiến thắng hơn là
một đối thủ có điểm số 8 − 6. Do đó, liệu một đô vật có điểm số 8 − 6 có
thể cho phép một đô vật có điểm số 7 − 7 đánh bại anh ta? Một hiệp đấu
Sumo là thời điểm tập trung cao độ sức mạnh, tốc độ và đòn bẩy, thường
chỉ trong vòng một vài giây. Sẽ không quá khó khăn để anh tự làm ngã
mình. Hãy tưởng tượng trong giây lát về gian lận trong thi đấu Sumo.
Chúng ta có thể đánh giá các dữ liệu bằng cách nào để chứng minh điều
đó?