Bước đầu tiên sẽ là tách các lượt thi đấu: những đô vật thi đấu trong
ngày cuối cùng của vòng đấu giữa đang tìm cách gian lận và những đô vật
đã chắc chắn thắng tám trận. (Bởi vì hơn một nửa các đô vật sẽ kết thúc
vòng đấu với bảy, tám, hoặc chín lượt thắng, hàng trăm lượt đấu phù hợp
với các tiêu chí này). Một trận đấu cuối cùng giữa hai đô vật có điểm số 7 −
7 thường không có khả năng được xếp cùng thi đấu, vì cả hai đều cần phải
chiến thắng. Một đô vật với hơn mười trận thắng có thể không muốn một
trận đấu tồi. Anh ta có động cơ rất lớn để chiến thắng: giải thưởng trị giá
100.000 đô-la cho người vô địch cả vòng đấu và một loạt các giải trị giá
20.000 đô-la cho giải “kỹ thuật siêu đẳng”, giải “tinh thần chiến đấu” và
nhiều giải khác nữa.
Giờ chúng ta sẽ xem xét các số liệu thống kê thể hiện hàng trăm trận
đấu trong đó một đô vật có điểm số 7 − 7 gặp một đô vật có điểm số 8 − 6
vào ngày thi đấu cuối cùng.
Vì vậy, đô vật có điểm số 7 − 7, dựa trên kết quả từ trước chỉ được kỳ
vọng sẽ giành thắng lợi, chưa tới 50%. Điều này hẳn có lý. Hồ sơ của các
đô vật trong vòng đấu đã cho thấy đô vật có điểm số 8 − 6 chơi tốt hơn.
Nhưng trên thực tế, đô vật gian lận đã thắng hầu hết trong các trận lượt đi
đấu với đối thủ có điểm số 8 − 6. Các đô vật gian lận cũng có kết quả xuất
sắc trước các đối thủ có điểm số 9 − 5:
Có thể thấy điều nghi ngờ khi nhìn vào những số liệu này, chỉ một tỷ
lệ phần trăm chiến thắng cao không đủ để chứng minh rằng trận thi đấu có
sự gian lận. Có quá nhiều yếu tố phụ thuộc vào chiến thắng thứ tám của đô
vật nên đô vật đó được kỳ vọng sẽ thi đấu tốt hơn trong một lượt đấu quan