Khi các đô vật trong nhóm bị nghi ngờ thi đấu với một nhóm đô vật thứ
hai, lúc đó họ có xu hướng thi đấu rất tệ nếu nhóm thứ hai đó cũng tìm cách
gian lận. Điều này cho thấy rằng một số trận đấu có gian lận có thể được
dàn dựng ngay cả ở cấp độ cao nhất của thể thao − cũng giống như việc đổi
phiếu bầu của trọng tài trong môn trượt băng nghệ thuật tại Olympic.
Các đô vật Sumo Nhật Bản không bị kỷ luật vì gian lận. Các nhà chức
trách của Hiệp hội Sumo Nhật Bản sẽ bác bỏ mọi cáo buộc và coi đó là sự
bịa đặt của các cựu đô vật hay gây phiền toái. Trong thực tế, việc phát ngôn
các từ “Sumo” và “gian lận” trong cùng một câu có thể gây một làn sóng
bất bình của cả nước Nhật. Người dân sẽ phản ứng khi môn thể thao dân
tộc của họ bị chỉ trích.
Tuy nhiên, những lời buộc tội gian lận trong thi đấu đôi lúc cũng đến
được với giới truyền thông của Nhật Bản. Những cơn bão truyền thông
hiếm hoi đó đã khiến người ta có nhiều cơ hội để đánh giá vấn đề gian lận
trong Sumo. Những hành động dò xét kỹ lưỡng của giới truyền thông rốt
cuộc đã tạo nên một động cơ mạnh mẽ: nếu hai đô vật hoặc nhóm của họ đã
gian lận trong các trận đấu gặp nhau, họ có thể tiếp tục bị các nhà báo và
giới truyền thông tấn công, theo dõi sát sao.
Vậy chuyện gì sẽ xảy ra trong những trường hợp như vậy? Các số liệu
chỉ ra rằng trong các vòng đấu Sumo được tổ chức ngay sau khi có các cáo
buộc về gian lận, các đô vật có điểm số 7 − 7 khi đấu với các đô vật có
điểm số 8 − 6 sẽ chỉ thắng 50% các trận cuối thay vì là 80%. Dù các dữ liệu
được mổ xẻ thế nào, chắc chắn chúng sẽ cho thấy một điều: khó có thể phủ
nhận rằng Sumo không có gian lận.
Một vài năm trước đây, hai cựu đô vật Sumo đã xuất hiện và lên tiếng
về những cáo buộc gian lận này. Ngoài các trận đấu bị biến tướng, hai đô
vật này còn cung cấp thông tin rằng giới Sumo còn tràn ngập các tệ nạn
như sử dụng ma túy, tình dục bừa bãi, hối lộ và trốn thuế, cùng những mối
quan hệ chặt chẽ với yakuza, là mafia Nhật Bản. Hai cựu đô vật đó bắt đầu