nhận được các cuộc điện thoại đe doạ; và một trong hai người đã kể với bạn
anh ta rằng rất sợ bị bọn yakuza giết hại. Tuy nhiên, họ vẫn tiếp tục với kế
hoạch tổ chức một cuộc họp báo tại Câu lạc bộ Thông tin Đối ngoại tại
Tokyo. Nhưng chỉ ngay trước đó, hai cựu đô vật đó đã chết − cách nhau vài
giờ trong cùng một bệnh viện và đều do suy hô hấp. Cảnh sát đã tuyên bố
không có gì đáng nghi và không tiến hành điều tra. “Thật kỳ lạ khi hai
người này lại chết cùng ngày tại cùng một bệnh viện”, ông Mitsuru
Miyake, biên tập viên của một tờ tạp chí về Sumo đã phát biểu. “Nhưng
không có ai trông thấy họ bị đầu độc, vì vậy anh không thể chứng minh
được gì”.
Dù cho sự thật là họ có bị giết hay không thì hai người đó đã làm điều
mà những người khác trong giới Sumo không làm trước đó: đưa ra những
cái tên. Trong số 281 đô vật có tên trong dữ liệu được nói đến trong phần
trên, họ đã chỉ ra 29 đô vật gian lận và 11 người được coi là trong sạch.
Điều gì sẽ xảy ra khi bằng chứng chứng thực của những trọng tài được
đưa vào trong bản phân tích dữ liệu các trận đấu? Trong các trận đấu giữa
hai đô vật được giả định là gian lận, tỷ lệ chiến thắng của đô vật gian lận là
80%. Trong khi đó tại các trận đấu của đô vật gian lận với đối thủ được giả
định là trong sạch thì đô vật gian lận không có khả năng giành chiến thắng
như dự đoán. Điều này cho thấy rằng hầu hết các đô vật không bị coi là
gian lận thì cũng đều gian lận.
Vì vậy, nếu đô vật Sumo, giáo viên phổ thông và phụ huynh gửi con
tại các trường mẫu giáo đều gian lận, khi đó chúng ta sẽ cho rằng con người
gian lận là bẩm sinh và ở đâu cũng vậy? Và nếu như vậy thì gian lận cách
nào?
Câu trả lời có lẽ nằm ở... chiếc bánh vòng. Hãy xem xét một câu
chuyện có thật về một người đàn ông có tên Paul Feldman.
Khi còn trẻ Feldman có một ước mơ lớn. Được đào tạo để trở thành
một nhà kinh tế nông nghiệp, ông mong muốn xoá bỏ vấn nạn đói nghèo