về thế giới của những tay buôn ma túy đường phố, về mối liên hệ giữa cái
tên và số phận khi trưởng thành của đứa trẻ. Bằng con mắt và trí tuệ của
một kinh tế gia xuất sắc, Levitt hé mở cho chúng ta thấy những khía cạnh
bất ngờ, hài hước đằng sau tất cả mọi thứ, giống như tên của cuốn sách mà
bạn đang cầm trên tay.
Kinh tế học sinh sau đẻ muộn so với các ngành khoa học cơ bản khác.
Nhưng như để bù lại khiếm khuyết về tuổi đời, kinh tế học đã trỗi dậy
mạnh mẽ từ cuối thế kỷ XIX và trong suốt thế kỷ XX, trở thành một ngành
khoa học có nền tảng vững mạnh có thể giải quyết các câu hỏi lớn không
chỉ về động cơ và quá trình vận hành của nền kinh tế mà còn về hành vi của
từng cá nhân trong cuộc sống thường ngày. Những nền tảng mà Levitt dựa
vào để giải đáp các thắc mắc của mình là dữ liệu thực tế, luật “nhân quả”
trong kinh tế lượng và chứng cứ thực tế.
Kinh tế học hài hước (Freakonomics) ra đời từ những câu hỏi kỳ quặc
và những câu trả lời bất ngờ, nhưng đầy thú vị và cực kỳ thuyết phục của
Steven Levitt. Độc giả có thể rất ghét, hoặc rất thích cuốn sách này cũng
chính vì cách đặt vấn đề và cách giải quyết vấn đề táo bạo nhưng vẫn tuân
theo đúng chuẩn mực khoa học của Levitt. Kinh tế học hài hước chứng tỏ
rằng bộ môn kinh tế học không hề khô khan chút nào, mà ngược lại rất
đáng lưu ý. Thậm chí, sau khi đọc xong cuốn sách, bạn có thể sẽ quyết tâm
nghiên cứu kinh tế học để có thể trả lời những thắc mắc của chính mình về
thế giới xung quanh: Tại sao những tay chơi ở vũ trường New Century chỉ
vì lời qua tiếng lại mà bắn nhau, để rồi kẻ chết kẻ đi tù? Tại sao các thị xã
trung tâm (tỉnh lị) của các thành phố ven biển nước ta lại luôn cách nhau
150-200 km? Tại sao thị trường bất động sản ở Hà Nội lại phức tạp hơn ở
thành phố Hồ Chí Minh? Cơ chế vận hành của hệ thống ghi số đề hay cá độ
bóng đá phi pháp như thế nào?
Cuốn sách mà các bạn đang cầm trên tay là ấn phẩm tái bản mà Alpha
Books đã tiến hành sửa chữa, cập nhật từ những bài báo, lời nhận xét về
Kinh tế học hài hước của các tạp chí uy tín như Harvard Business Review,