chiếu hậu. Sau giây lát, người ăn xin cư rời đi.
“Ông ta có bộ tai nghe hay ghê,” Levitt nhận xét, vẫn nhìn qua gương
chiếu hậu. “Chà, còn hay hơn cả bộ tai nghe của mình. Mặc dù trông ông ta
không có vẻ giàu có gì.”
Steven Levitt có xu hướng nhìn nhận sự việc khác với người bình
thường. Và càng khác biệt so với nhà kinh tế học bình thường. Đây có thể
là điểm mạnh, mà cũng có thể là điểm rắc rối, tuỳ thuộc vào tình cảm bạn
dành cho các nhà kinh tế học.
- Tạp chí New York Times, 03/08/2003
Mùa hè năm 2003, Tạp chí New York Times đã cử Stephen J. Dubner,
tác giả và đồng thời là nhà báo, viết tiểu sử của Steven D. Levitt, một nhà
kinh tế học trẻ tuổi của trường Đại học Chicago.
Dubner, người đang nghiên cứu một cuốn sách về tâm lý đối với tiền
bạc, gần đây đã phỏng vấn nhiều nhà kinh tế học và nhận thấy họ thường
nói tiếng Anh rất tệ. Levitt, người vừa giành được Giải thưởng “ kinh tế gia
trẻ tuổi nhiều triển vọng nhất” (John Bates Clark Medal) (giải thưởng trao
hai năm một lần cho kinh tế gia Mỹ xuất sắc nhất dưới bốn mươi tuổi), gần
đây đã được nhiều nhà báo phỏng vấn và nhận thấy rằng cách suy nghĩ của
họ không thật… thẳng thắn, theo cách nói của một chuyên gia kinh tế học.
Nhưng Levitt đã đi đến kết luận rằng Dubner không hoàn toàn là một
tên ngốc. Còn Dub¬ner thì thấy rõ Levitt không phải là một anh chàng khô
khan cứng nhắc. Tác giả kinh ngạc vì tính sáng tạo trong tác phẩm của vị
chuyên gia kinh tế và tài nghệ diễn giải tác phẩm đó. Sở hữu bảng thành
tích đáng nể (tốt nghiệp Đại học Harvard, nhận học vị Tiến sỹ từ Đại học
MIT, và một loạt giải thưởng) nhưng Levitt đến với kinh tế học theo con
đường hoàn toàn không chính thống. Dường như anh không xem xét sự vật
dưới con mắt hàn lâm mà như một nhà thám hiểm thông thái và rất tò mò −
như một người làm phim tài liệu, có lẽ vậy, hoặc một nhân viên pháp y hay