hiện có hai loại đối tượng dự thi luôn bị phân biệt: đó là người cao tuổi và
người lai gốc Tây Ban Nha.
Giới kinh tế học cho rằng có hai giả thuyết về sự phân biệt đang chiếm
ưu thế. Điều thú vị là những người cao tuổi dự thi The Weakest Link dường
như đang phải chịu đựng một trong hai giả thuyết đó, và nhóm người lai
gốc Tây Ban Nha phải chịu đựng cái còn lại. Giả thuyết đầu tiên được gọi
là phân biệt dựa trên cảm tính, có nghĩa là một người có sự phân biệt đơn
giản là do anh ta không thích giao tiếp với những người khác độ tuổi. Còn
loại thứ hai, được biết tới là phân biệt dựa trên thông tin, nghĩa là một
người tin rằng nhóm người kia có kỹ năng kém hơn và do vậy thường hành
động ngu xuẩn.
Trong chương trình The Weakest Link, nhóm người lai gốc Tây Ban
Nha phải chịu sự phân biệt dựa trên thông tin. Những người dự thi khác
dường như coi nhóm người lai gốc Tây Ban Nha là những người chơi kém
cỏi, kể cả khi họ không phải như vậy. Quan niệm này đã làm cho nhóm
người lai gốc Tây Ban Nha sớm bị loại ngay từ những vòng đầu kể cả khi
họ đã thi rất tốt và không bị loại trong những vòng sau vì những người dự
thi khác muốn giữ nhóm người lai gốc Tây Ban Nha lại để làm giảm tốc độ
thi đấu.
Trong khi đó, những người chơi cao tuổi là nạn nhân của sự phân biệt
dựa trên cảm tính: trong những vòng đầu và những vòng sau, kết quả của
họ khi bị loại khỏi cuộc chơi không tương xứng với kỹ năng của họ. Có vẻ
như những người dự thi khác đơn giản là không muốn thi đấu với người
cao tuổi − đây là sân chơi trong đó độ tuổi trung bình của người chơi là 34
tuổi.
Có thể những người tham gia chương trình The Weakest Link không
nhận thức được sự phân biệt của mình đối với nhóm người lai gốc Tây Ban
Nha và những người cao tuổi. Rốt cuộc là họ bị căng thẳng khi buộc phải
vui vẻ chơi một trò chơi dịch chuyển nhanh dưới ánh đèn truyền hình chói