Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chủ yếu dựa vào nguồn năng lượng hóa thạch,
áp dụng quy mô tăng trưởng kinh tế truyền thống ở Đông Á, do đó cùng với tốc
độ tăng trưởng kinh tế nhanh xếp hạng thứ hai trên thế giới thì vấn đề ô nhiễm
môi trường ở Trung Quốc cũng trở nên vô cùng nghiêm trọng. Bước sang thế kỷ
21, Trung Quốc đã phải nghiêm túc nhìn lại phương thức phát triển của mình,
tiếp thu những lý luận tiên tiến quốc tế về phát triển bền vững, đưa ra những khái
niệm khoa học phát triển để hướng dẫn tăng trưởng kinh tế và áp dụng hàng loạt
biện pháp tiết kiệm năng lượng và xử lý ô nhiễm môi trường. Quá trình chuyển
biến này đã có những hiệu quả nhất định. Căn cứ vào số liệu (Bảng 4.4), các
thành phố lớn của Trung Quốc đã bắt đầu tiến hành cải thiện chất lượng không
khí và môi trường xung quanh: tại 33 thành phố lớn, số ngày trung bình của năm
có không khí đạt chất lượng tiêu chuẩn và tỉ trọng của những ngày này trong
năm lần lượt là 288 ngày và 78,8% (năm 2003), đến năm 2011 đã tăng lên 327
ngày và 89,5%. Dù vậy, số lượng thành phố có số ngày chất lượng không khí đạt
dưới mức trung bình vẫn từ 13 đến 16 thành phố.
Đô thị hóa kiểu mới của Trung Quốc tiếp tục đặt ra những thách thức nghiêm
trọng đối với vấn đề môi trường: (1) Cải thiện chất lượng môi trường ở các thành
phố, đặc biệt là cải thiện chất lượng môi trường ở những thành phố lớn; (2) Giữ
gìn, bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường ở thành phố mới phát triển. Có lẽ
đô thị hóa mới đem lại cơ hội phát triển kinh tế Trung Quốc ở: tiếp nhận khái
niệm nền kinh tế low-cacbon, tiến hành xây dựng các thành phố mới theo mô
hình low-cacbon ngay từ khi quy hoạch, từ đó tạo ra sự phát triển của các ngành
năng lượng mới và công nghiệp môi trường. Nếu như đô thị hóa mới xác lập trên
cơ sở tiêu chuẩn cao về chất lượng môi trường, Trung Quốc có thể tiến tới thời
đại kinh tế các-bon thấp.
Bảng 4.3: Chỉ số chất lượng không khí ở thành phố lớn (Mg/m)