Nguồn: Số liệu NBS (các năm)
Chính phủ Trung Quốc trong những năm gần đây đã đưa ra hai phương sách
cơ bản nhằm hóa giải các nguy cơ về vấn đề nhà ở tại các đô thị: thứ nhất là thực
hiện chính sách điều tiết, khống chế việc mua bán và giá cả bất động sản hiện
hữu, thứ hai là mạnh mẽ thúc đẩy việc xây dựng nhà ở xã hội, bao gồm căn hộ
giá rẻ và căn hộ cho thuê giá rẻ, quy hoạch từ nay tới năm 2015 được 60 triệu
căn hộ. Tuy nhiên, cho tới nay vẫn chưa thấy rõ được hiệu quả của cả hai phương
sách này, vẫn còn có những căn hộ giá cao tới nỗi không ở nổi; hơn nữa, chỉ có
công nhân viên chức trong thành phố hoặc nhân viên chính phủ mới có thể ở
trong những căn hộ có hỗ trợ của nhà nước, tỉ lệ số người thuộc tầng lớp nông
dân (chủ thể của quá trình đô thị hóa) được sống trong những căn hộ như vậy là
rất thấp. Với số lượng 400 triệu nông dân nhập cư vào thành phố, tính bình quân
4 nhân khẩu trên 1 hộ thì phải cần tới 0,1 tỉ căn hộ nữa, nếu vậy tính từ năm 2011
đến 2020, mỗi năm cần có 10 triệu căn hộ. Điều này cũng đồng nghĩa với việc
một mặt, quá trình đô thị hóa cần phải tiếp tục khắc phục tình trạng “bong bóng”
đang hiện hữu; mặt khác, một trong những trụ cột của kinh tế Trung Quốc là bất
động sản sẽ có những cơ hội phát triển mới.
Vấn đề môi trường đô thị
Các nước trong quá trình tiến hành hiện đại hóa đô thị, vấn đề ô nhiễm môi
trường đô thị phát sinh là lẽ tất yếu. Quy luật này đặc biệt nổi bật ở Trung Quốc.