Nguồn: NBS (các năm)
Vấn đề dân cư nông thôn trở thành dân cư thành thị
Trong tương lai, 400 triệu dân nông thôn sẽ trở thành dân thành thị. Đây
không chỉ đơn thuần là vấn đề biến đổi thân phận mà là sự biến đổi phức tạp về
quan hệ kinh tế-xã hội, có thể ảnh hưởng vô cùng sâu sắc tới chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội, tâm lý. Điều này đòi hỏi phải vận dụng các tri thức đa ngành
tiến hành nghiên cứu để làm rõ sự ảnh hưởng và ý nghĩa của sự biến đổi thân
phận này đối với kinh tế-xã hội Trung Quốc. Đứng ở góc độ kinh tế có thể thấy
sự biến đổi này có mấy điểm đáng chú ý sau:
(i) Vấn đề chi phí trong việc đưa nông dân trở thành thị dân
Đối với vấn đề chi phí này nên phân chia thành hai bộ phận: thứ nhất là những
chi phí do nông dân tự gánh vác; thứ hai là những chi phí do các cơ quan công
cộng của thành phố gánh vác. Hiện nay, ở Trung Quốc đã xuất hiện những cơ
quan, tổ chức tập trung nghiên cứu về những chi phí đầu tư công cộng cần thiết
phục vụ cho việc đưa nông dân thành thị dân. Căn cứ vào các số liệu tính toán
tiêu chuẩn có thể thấy rằng: các chi phí cho quá trình này giữa các thành phố lớn
nhỏ là không giống nhau; các thành phố lớn ước chừng cần tới khoảng 100000
RMB, các thành phố trung bình và nhỏ ước chừng cần tới 60000 RMB. Vẫn dựa
vào những tính toán cơ bản đó, tương lai 10 năm tới tổng chi phí cho các vấn đề
công cộng đó nằm trong khoảng 24000 - 40000 tỉ RMB, tiền vốn đầu tư cho
công cộng hàng năm nằm trong khoảng 2400 - 4000 tỉ RMB. Điều này có nghĩa
là trong tương lai, để thực hiện nâng mục tiêu đô thị hóa lên 70% thì vốn đầu tư