Nguồn:
NBS (các năm)
Tuy nhiên, chính quyền Trung ương có thể đạt được mức lợi ích kỷ lục đó là
nhờ vào việc hưởng lợi việc từ quyền phát hành công trái chính phủ và thực hiện
chế độ phân chia nguồn thu thuế giữa chính quyền Trung ương và địa phương
bắt đầu từ năm 1993. Để đẩy mạnh quá trình đô thị hóa, chính phủ Trung ương
có thể chuyển giao việc chi tiêu tài chính và tiến thêm một bước về phân chia tài
chính cho các địa phương. Chẳng hạn như: cho phép chính quyền địa phương
phát hành công trái địa phương để giúp các chính quyền thành phố giải quyết vấn
đề thiếu hụt vốn đầu tư công cộng. Ngoài ra, để giảm thiểu những rủi ro nợ công,
chính quyền thành phố cũng có thể giao một phần chi phí cho những người dân
thành thị mới chi trả. Trong quá trình này, nguy cơ cải cách chế độ tài chính và
thị trường hóa dịch vụ công cộng có thể xảy ra.
(ii) Vấn đề chi phí lao động của Trung Quốc
Cùng với việc lực lượng lao động nông thôn trở thành lao động thành thị, tổng
chi phí cho sử dụng lao động của thành phố sẽ tăng một cách cứng nhắc. Điều
này bao hàm hai yếu tố của việc chi phí nhân công tăng: thứ nhất, tiền lương của
người lao động thành phố cao hơn người lao động nông thôn, dựa theo mức
lương tiêu chuẩn của lao động thành phố thì một khi người lao động nông biến
thành lao động thành thị thì tiền lương của họ cũng sẽ tăng lên (Hình 4.7); thứ
hai, người lao động thành phố được hưởng bảo hiểm xã hội đầy đủ hơn so với
những lao động nông thôn, nên một khi người lao động nông thôn biến thành lao