cho các vấn đề công cộng cần thiết tăng lên 24000 - 40000 tỉ RMB. Thậm chí,
những chi phí do nông dân tự gánh vác là bao nhiêu vẫn chưa biết, cái này còn
phụ thuộc vào quyết định của mỗi hộ nông dân. Từ đó có thể thấy, để đưa nông
dân thành thị dân phải cần đến một khoản đầu tư công cộng và đầu tư cá nhân
khổng lồ.
Để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, các chính
quyền địa phương đã tăng chi tiêu công cộng. Thâm hụt tài chính tăng liên tục
trong mấy năm liền, đến năm 2011 thâm hụt đạt tới 4000 tỉ RMB. (Hình 4. 6).Để
giải quyết sự thiếu hụt về nguồn lực tài chính, chính quyền địa phương đã thiết
lập các nền tài chính ngầm. Các khoản nợ ngầm tích lũy của công chúng cũng
đạt tới con số ngàn tỉ RMB (nhiều nguồn khác nhau cho thấy con số này đạt từ
6000 - 10000 tỉ RMB). Trong tương lai, chính quyền thành phố chính là đơn vị
chủ thể đầu tư công cộng của vòng đô thị hóa tiếp theo. Vì vậy, làm thế nào để
trong tình huống chính quyền địa phương mặc dù bị trói buộc bởi các khoản nợ
nhưng vẫn đáp ứng được những yêu cầu về đầu tư công cộng trong vòng tiếp
theo của đô thị hóa mà không dẫn đến những khoản nợ kếch xù cho thành phố?
Đây là một thách thức lớn trong quá trình tăng trưởng mà nền kinh tế Trung
Quốc phải đối mặt.
Và đương nhiên, tình hình tài chính hiện nay của chính phủ Trung ương rất
khả quan. Năm 2011, thu ngân sách đã vượt qua ngưỡng 5.000 tỉ RMB, thặng dư
3.000 tỉ RMB sau khi cân đối thu chi.
Hình 4.6: So sánh thu chi tài chính của chính quyền địa phương và chính
quyền Trung ương Trung Quốc (trăm triệu RMB)