động thành thị thì chi phí cho bảo hiểm xã hội của họ cũng sẽ tăng lên theo tiêu
chuẩn của thành phố (Hình 4.8).
Hình 4.7: So sánh thu nhập tiền lương bình quân giữa các hộ gia đình
nông thôn và thành thị (RMB)
Nguồn: NBS (các năm)
Vì vậy, từ góc độ thời gian dài có thể thấy, sự tăng trưởng của kinh tế Trung
Quốc sẽ phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng về việc tổng chi phí
cho người lao động ngày càng tăng. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, từ cuộc
khủng hoảng tài chính quốc tế năm 2008 đến nay, mức lương bình quân của
người lao động thành phố ở tình trạng không ổn định, thậm chí trên thực tế còn
giảm xuống mà không hề có dấu hiệu cho thấy sẽ có xu hướng tăng lên. Điều
này cũng có ý nghĩa rằng, sau khi hàng loạt những người lao động nông thôn trở
thành lao động thành phố thì tổng chi phí lao động sẽ tăng lên, nhưng chi phí lao
động cận biên không nhất định sẽ tăng mạnh. Trong điều kiện thị trường lao
động tự do, khi một số lượng lớn người lao động mới gia nhập vào thành phố,
thậm chí có thể kéo theo mức lương bình quân của thành phố sẽ giảm xuống
thấp. Trong điều kiện kinh tế Trung Quốc tăng trưởng cùng tiến trình đô thị hóa,