Hình 5.7: Huy động vốn từ thị trường của chính quyền địa phương 1997 -
2012 (%GDP)
Nguồn:
Tính toán của IMF (2013)
Sự hình thành của các sàn huy động vốn bên cạnh việc được địa phương sử
dụng vào mục đích vay tín dụng ngân hàng nhằm tranh thủ gói kích thích 4.000
tỉ RMB, còn bắt nguồn từ việc xử lý khoản thâm hụt tài khóa ở chính quyền cấp
tỉnh. Theo số liệu Bộ Tài chính Trung Quốc công bố năm 2009, tổng thu của
chính quyền địa phương là 5.900 tỉ RMB (865 tỉ USD), trong đó 2.890 tỉ RMB
(khoảng 423 tỉ USD) là các khoản hoàn thuế của Trung ương cho địa phương.
Tổng chi của chính quyền địa phương là 6.130 tỉ RMB (900 tỉ USD) – thâm hụt
ngân sách của địa phương năm 2009 vào khoảng 35 tỉ USD (Walter & Howie,
2012).
Năm 2008, sau một quá trình thảo luận lâu dài, chính phủ Trung Quốc đã đi
đến quyết định rằng chính quyền địa phương cần nỗ lực trong việc tự giải quyết
thâm hụt ngân sách của mình. Đánh dấu sự chuyển biến này, Bộ Tài chính đã
thay mặt các tỉnh phát hành 200 tỉ RMB (tương đương 30 tỉ USD) trái phiếu,
đồng thời cho phép các địa phương bảo lãnh cho các khoản trái phiếu công ty
phát hành từ năm 2009. Với việc chính quyền Trung ương nới lỏng quản lý,
chính quyền các tỉnh đã nhanh chóng thành lập các Công ty đầu tư cấp thành phố